Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 235 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Bùi, Hữu Tiến; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Doãn Minh (2019)

  • Sắc phong thần là văn bản của triều đình ban phong cho các vị thần được thờ trong đình làng nói riêng, cũng như các đối tượng thờ trong những không gian tín ngưỡng khác như đền, miếu, am phủ,… nói chung. Trong văn bản học, một đạo sắc phong có giá trị nghiên cứu nhiều mặt. Nếu nội dung sắc phong phản ánh công trạng, những mỹ tự ban phong, đồng thời cho thấy ý nghĩa cùng thời gian ra đời văn bản, thì hình thức sắc phong, bao gồm các đồ án hoa văn, thể thức văn bản, chất liệu, màu sắc, mang đến những cảm nhận thẩm mỹ. Trong một chừng mực nhất định, những giá trị thẩm mỹ lưu giữ trên những đạo sắc còn phản ánh những đặc trưng, phong cách của thời đại. Nghiên cứu hình thức văn bản, trọng tâm là đồ án hoa văn trên ba đạo sắc phong có niên hiệu Hồng Đức và so sánh với đồ án trên các loại ...

  • Article


  • Authors: Trình, Năng Chung (2019)

  • Là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đông Sơn, di sản văn hóa khảo cổ học tỉnh Hòa Bình nổi bật với ba loại hình tiêu biểu: Văn hóa Hòa Bình; trống đồng (trống Đông Sơn, trống Mường) và mộ Mường. Đến nay, Hòa Bình là địa phương phát hiện nhiều di tích văn hóa Hòa Bình nhất với hơn 70 địa điểm. Số lượng phong phú các di tích, di vật văn hóa Hòa Bình phát hiện được khẳng định rằng tỉnh Hòa Bình là quê hương của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng này. Hòa Bình cũng là địa phương phát hiện được nhiều trống đồng cổ với hơn 70 trống, trong đó 10 trống Đông Sơn (trống loại I Heger) và hơn 60 trống Mường (trống loại II Heger). Nghiên cứu cho thấy có sự kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn sang trống Mường ở Hoà Bình, trống Mường là...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2019)

  • Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2019)

  • Người Bố Y là một tộc ít người ở Việt Nam, bao gồm hai nhóm: Một nhóm ở Hà Giang và một nhóm ở Lào Cai. Tuy ít người, nhưng bằng những cách thức tự làm, họ vẫn giữ được một số nét bản sắc văn hóa cho đến ngày nay. Qua nghiên cứu thực tiễn tại cộng đồng người Bố Y ở cả Hà Giang và Lào Cai, bài viết trình bày những phương thức riêng mà người Bố Y đã sử dụng để gìn giữ và phát huy thành công một số khía cạnh văn hóa cổ truyền trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người lân cận. Bài viết cung cấp một cái nhìn đúng đắn về sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa người Bố Y, khác với nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu cho rằng sớm muộn văn hóa Bố Y cũng bị hòa tan vào văn hóa chung trong khu vực.

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2019)

  • Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2019)

  • Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xu hướng cải cách, canh tân đất nước trở thành một xu hướng nổi bật ở khu vực châu Á, trong đó, Nhật Bản được đánh giá là một đất nước ghi dấu nhiều thành công với những chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhạy bén. Bên cạnh kinh tế và chính trị, nhiều chính sách hướng ngoại về văn hóa của Nhật Bản được thực hiện đã giúp Nhật Bản xác lập được “sức mạnh mềm” độc đáo và hiệu quả trong thế đối sánh với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đặt mục tiêu làm rõ tính ưu việt và hiệu quả của cuộc cải cách Minh Trị trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn này.