Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 24 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo. Hồi giáo thế giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh liệt của truyền thống văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa của tín ngưỡng và tôn giáo.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Raglai là một tộc người thiểu số phân bố ở vùng miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và là một trong năm tộc người ở Việt Nam theo thiết chế mẫu hệ. Xã hội Raglai truyền thống rất coi trọng gia đình và hôn nhân, được thể hiện rất rõ qua luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân; Nguyễn, Ngọc Quý; Nguyễn, Thơ Đình; Phạm, Thanh Sơn; Vũ, Thanh Lịch; Nguyễn, Xuân Trường; Nguyễn, Cao Tấn; Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2021 đã thu thập thêm nhiều tư liệu quan trọng góp phần là giải ảo lịch sử về Kinh đô Hoa Lư với một vai trò không thể thay thế trong lịch sử dân tộc, là mạch nguồn hình thành Kinh đô Thăng Long và nghệ thuật Lý - Trần phát triển rực rỡ trong lịch sử - nghệ thuật VIệt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa quý bấu đã hiển hiện, mảnh đất Hoa Lư - Ninh Bình vẫn còn nhiều bí ẩn vẫn còn nằm trong lớp mây mù lịch sử chưa được hiểu hết.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, được hình thành trong quá khứ ở môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - văn hóa cụ thể được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển, trở thành một thành tố đặc biệt trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Cùng với những hoạt động tế lễ mang đậm tính nhân văn thì ở mỗi lễ hội còn diễn ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ, đấu vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người... Có thể thấy môi trường lễ hội chính là nơi giúp cộng động bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa một cách tốt nhất.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên rất coi trọng hôn nhân và gia đình, điều đó được thể hiện rất rõ qua hệ thống luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục của đồng bào nơi đây có những quy định cụ thể về các mối quan hệ xã hội khác. Hiện nay, những giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc người trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là phương thức hữu hiệu để bảo vệ hôn nhân và gia đình của các dân tộc người thiểu số ở Tây Nguyên trước những trái chiều của xã hội hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Từ ngã ba sông Bôi đến kinh đô Hoa Lư là một vùng đất có bề dày lịch sử nằm trong thung lũng rìa phía Đông Nam của dãy núi Hoành Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Nhu Quan, Gia Viễn và một phần huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là một vùng đất cổ tả - hữu ngạn sông Bôi, gắn với một vùng văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Việt - Mường, gắn với thân thế và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng - người khởi nghiệp triều Đinh trong buổi đầu quốc gia độc lập.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo của người Việt ở miền Trung. Bà vốn là Thần Mẹ xứ Po Inu Nưgar của người Chăm, được tiếp biến trở thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Ở xứ Quảng ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na rất phổ biến, được hiện diện với nhiều tên gọi khác nhau ở dạng chính danh hay hóa thân, như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bô Bô phu nhân, Chủ Ngung Ma Nương,... Bà hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến biển đảo, ở tất cả ngành nghề. Có thể thấy, hiếm có vị thần nào mang nhiều tư cách như Thánh mẫu Thiên Y A Na trong hệ thống thần linh của người Việt ở nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Ninh Bình là vùng đất cổ với sự đa dạng của tự nhiên và bề dầy lịch sử - văn hóa, gắn liền với khối cư dân Việt - Mường, cộng đồng được coi là cư dân bản địa, chủ nhân nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là tổ tiên trực tiếp của người Việt và người Mường. Trên cơ sở tầng văn hóa Việt - Mường bản địa đó, cùng với quá trình chống Bắn thuộc và tiếp thu, hội nhập có chọn lọc văn hóa bên ngoài (văn hóa Hán, Phật giáo, Đạo giáo,...) đã góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa Ninh Bình đa dạng và độc đáo, góp phần làm nền tảng vũng chứ để ĐInh Bộ Lĩnh vươn lên thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia độc lập. Những giá trị văn hóa, nhân văn đó là nền tảng, là nguồn lực to lớn cần phải được giữ gìn và phát huy để NInh Bình củng cố thêm bền chặt khối đại đoàn kế toàn dân cũng như phục vụ sự nghiệp xâ...