Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-5 of 5 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên rất coi trọng hôn nhân và gia đình, điều đó được thể hiện rất rõ qua hệ thống luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục của đồng bào nơi đây có những quy định cụ thể về các mối quan hệ xã hội khác. Hiện nay, những giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc người trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là phương thức hữu hiệu để bảo vệ hôn nhân và gia đình của các dân tộc người thiểu số ở Tây Nguyên trước những trái chiều của xã hội hiện đại.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm màu sắc với những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số là người Dao và người người Mường. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa cũng dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của những cộng đồng người này. Trên cơ sở phân tích những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tham luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đệp của cộng đồng người Dao nơi đây.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà; Vũ, Thị Hiên (2021)

  • Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 7.039 lễ hội truyền thống (chiếm 88/36% tổng số lễ hội toàn quốc). Hiện nay, công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội đang đặt ra những thách thức về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh lễ hội đang bị thương mại hóa. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu và giải quyết kịp thời nếu không những giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội sẽ bị mai một, có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định hướng về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, từ nghiên cứu tổng thể lễ hội và nhận diện một số biểu hiện biến tướng, bất cập xuất hiện trong sinh hoạt lễ hội truyền thống hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nham bảo tồn và phát huy giá trị...

  • previous
  • 1
  • next