Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 11 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2019)

  • Nằm trong dòng chảy của lễ hội truyền thống ven biển Bắc Bộ nhưng lễ hội đình Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vẫn có những điểm khác biệt so với các lễ hội truyền thống nói chung. Là một lễ hội lịch sử, cũng đồng thời là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, lễ hội đình Quan Lạn mang sắc thái địa phương độc đáo và đậm nét văn hóa biển đảo của cư dân vùng biển Vân Đồn. Bài viết khái quát về lễ hội và diễn trình của hội đua thuyền, đi sâu phân tích ý nghĩa một số nghi lễ, hoạt động diễn ra trong lễ hội để làm rõ giá trị và sự khác biệt của lễ hội đình Quan Lạn.

  • Article


  • Authors: Trịnh, Lê Anh (2017)

  • Quản lý lễ hội truyền thống trong mối quan hệ với phát triển du lịch, trên cơ sở tiếp cận chúng như những sản phẩm du lịch là một vấn đề đang được các nhà quản lý văn hóa quan tâm. Một quan điểm quản lý lễ hội truyền thống hiện nay cho rằng khai thác, biến chúng trở thành sản phẩm du lịch là tất yếu và nên làm. Tuy nhiên, không phải lễ hội truyền thống nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch. Nhu cầu phát triển ngành công nghiệp văn hóa với trường hợp lễ hội truyền thống và bài toán khai thác cho du lịch trên thực tiễn gặp phải những lúng túng trong việc đáp ứng do thiếu những cơ sở lý thuyết chắc chắn. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và khoảng trống trong nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống như là sản phẩm du lịch cần được bù đắp. Bài viết này làm rõ khoảng trống đó cùng n...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Thanh Huyền; Trần, Thị Hồng (2023)

  • Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, Tam Sơn là một làng Quan họ gốc của Bắc Ninh, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa. Lễ hội truyền thống làng Tam Sơn là một lễ hội độc đáo, chứa đựng những giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm linh. Lễ hội Tam Sơn không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh phong phú của người dân bởi đặc tính tiêu biểu của “Tam giáo đồng nguyên”, mà còn là một bảo tàng sống động về di sản văn hóa của địa phương. Thông qua việc duy trì tổ chức lễ hội, truyền thống lịch sử và văn hóa của cộng đồng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ. Trong những năm gần đây, trước những biến động về kinh tế - xã hội, lễ hội làng Tam Sơn đã có những thay đổi, đáng chú ý là sự mai một của một số yếu tố văn hóa truyền thống vốn là đặc trưng văn hóa củ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2019)

  • Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Môi trường văn hoá lành mạnh, hài hoà, phong phú và đa dạng chính là chiếc “nôi” nuôi dưỡng con người về mọi mặt. Sự cần thiết phải hoàn thiện các thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý lễ hội và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội, cụ thể hoá trách nhiệm,quyền lợi của người được giao thực hiện nhiệm vụ công việc và người đứng đầu.Đánh giá các quy định hiện hành về tổ chức quản lý lễ hội đưa ra giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách và thực hiện thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà; Vũ, Thị Hiên (2021)

  • Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 7.039 lễ hội truyền thống (chiếm 88/36% tổng số lễ hội toàn quốc). Hiện nay, công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội đang đặt ra những thách thức về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh lễ hội đang bị thương mại hóa. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu và giải quyết kịp thời nếu không những giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội sẽ bị mai một, có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định hướng về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, từ nghiên cứu tổng thể lễ hội và nhận diện một số biểu hiện biến tướng, bất cập xuất hiện trong sinh hoạt lễ hội truyền thống hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nham bảo tồn và phát huy giá trị...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao, được hình thành trong quá khứ ở môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - văn hóa cụ thể được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển, trở thành một thành tố đặc biệt trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Cùng với những hoạt động tế lễ mang đậm tính nhân văn thì ở mỗi lễ hội còn diễn ra nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ, đấu vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người... Có thể thấy môi trường lễ hội chính là nơi giúp cộng động bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa một cách tốt nhất.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Hương Liên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa dân gian, gắn bó sâu sắc với quá trình biến đổi của văn hoá dân tộc. Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, lễ hội truyền thống ngày càng xuất hiện nhiều sự đổi thay cho phù hợp với thời đại. Tuy vậy, ở nhiều địa phương, bên cạnh những biến đổi phù hợp cũng xuất hiện một số yếu tố lệch chuẩn, gây ảnh hưởng tới công tác gìn giữ, được phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Đời sống văn hóa cần được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời với văn hóa và môi trường văn hóa. Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với mội trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể từ đó hình thành nhân cách. Vì văn hóa là một hiện tượng phức tạp từ đó môi trường văn hóa cũng phức tạp theo nên đời sống văn hóa luôn đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên. đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng động. Bởi vậy xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển nề...