Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-6 of 6 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Thị Loan Anh (2020)

  • Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa hết sức phong phú và đa dạng. Trong đó, có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại. Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy, chống lại sự mai một của tri thức văn hóa bản địa trong quá trình hiện đại hóa tại khu vực này đang là vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bầy hai vấn đề chính. Thứ nhất, là nhận thức về hiện trạng văn hóa bản địa tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên hiện nay. Thứ hai, là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, cách thức bảo tồn, phát huy nguồn tri thức văn hóa bản địa vì sự ổn định và phát triển bền vững hiện nay tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Cuối cùng là kết ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Thị Phương Thanh (2020)

  • Trong lịch sử dân tộc, Áo dài truyền thống là trang phục được sử dụng phổ biến trong mọi tầng lớp người dân, ở mỗi giai tầng, Áo dài lại được may với những điểm khác biệt về chất liệu, họa tiết trang trí, kiểu dáng... Đến nay, những chiếc Áo dài đó đã trở thành sản phẩm vật chất - Di sản văn hóa vật thể đáng trân trọng. Từ truyền thống đương đại, Áo dài đã có nhiều sự thay (đổi từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn đến chất liệu vải tạo sản phẩm) theo các giai đoạn lịch sử dân tộc, ở đó minh chứng cho sự trao truyền, kế tục trong sáng tạo sản phẩm Áo dài truyền thống. Trong vài năm trở lại đây, Áo dài đã được cách tân một cách mạnh mẽ với sự sáng tạo của những nhà thiết kế thời trang, sản phẩm này mang hơi thở thời trang của xã hội đương đại và đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của người dân tron...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2022)

  • Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, du lịch Hà Giang còn được biết đến là nơi hội tụ những nền văn hóa đặc sắc của hơn 20 dân tộc anh em. Thương hiệu du lịch Hà Giang vì thế đã định vị trong lòng du khách: một điểm đến kỳ vĩ, nên thơ, giàu bản sắc. Điều này vừa là yếu tố thuận lợi, đồng thời cũng mang lại những khó khăn nhất định cho chiến lược phát triển du lịch của huyện VỊ Xuyên.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo của người Việt ở miền Trung. Bà vốn là Thần Mẹ xứ Po Inu Nưgar của người Chăm, được tiếp biến trở thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Ở xứ Quảng ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na rất phổ biến, được hiện diện với nhiều tên gọi khác nhau ở dạng chính danh hay hóa thân, như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bô Bô phu nhân, Chủ Ngung Ma Nương,... Bà hiện diện trong đời sống tâm linh của người Việt ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến biển đảo, ở tất cả ngành nghề. Có thể thấy, hiếm có vị thần nào mang nhiều tư cách như Thánh mẫu Thiên Y A Na trong hệ thống thần linh của người Việt ở nơi đây.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2021)

  • Bắc Trung Bộ là vùng mang đặc trưng văn hóa kết hợp dấu ấn làng xã nông nghiệp và dấu ấn biển duyên hải, mang đặc trưng “sát núi kề biển”. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp, hoạt động khai thác biển cũng có vai trò quan trọng với các hình thức đánh bắt ven bờ, buôn bán và khai thác vùng thềm lục địa. Dấu ấn biển trở thành một yếu tố tồn tại lâu dài và bền vững trong đời sống văn hóa, xã hội của cư dân khu vực này. Lễ hội Mai An Tiêm tại Nga Sơn (Thanh Hóa) là một giá trị văn hóa thể hiện sự hội tụ văn hóa biển – đồng bằng rõ nét trong khu vực Bắc Trung Bộ.

  • previous
  • 1
  • next