Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 15 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2018)

  • Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là nơi xuất hiện của nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất với số lượng công nhân lao động ngày càng tăng. Việc tạo ra đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho công nhân trong các khu công nghiệp và khu chế xuất này là việc cần thiết. Với vai trò chăm lo cho đời sống người lao động: Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều phương thức tổ chức hoạt động phong phú nhằm hướng tới xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi tổ chức công đoàn của Thành phố cần phải có những biện pháp tháo dỡ, khắc phục để không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2018)

  • Đào tạo tín chỉ là hướng đi đúng đắn và tất yếu trong xu thế đào tạo hiện nay. Để người học thực sự là trung tâm, đội ngũ giảng viên - những người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ chính là điểm tựa, là người truyền cảm hứng học tập cho sinh viên. Việc mời giảng viên thỉnh giảng sẽ giúp Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có được đội ngũ giảng dạy chất lượng và việc gắn giảng dạy lý luận với thực tiễn sẽ tốt hơn. Song hiện nay còn có rất nhiều khó khăn và bất cập đối với việc mời giảng viên thỉnh giảng giảng dạy trong nhà trường. Nếu giải quyết kịp thời các bất cập này, chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ được cãi thiện theo hướng tích cực.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2018)

  • Trong điều kiện Việt Nam vẫn đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là cộng đồng vùng sâu và vùng xa, phát triển cộng đồng ( với nghĩa là một phương pháp thực hành của ngành công tác xã hội ) có ý nghĩa rất quan trọng không những giúp người dân thoát khỏi những khó khăn về đời sống vật chất mà còn nhằm cải thiện đời sống văn hóa tinh thần. Phát triển văn hóa cho cộng đồng là nội dung cần thiết trong phát triển cộng đồng hiện nay. Khi người làm công tác xã hội nắm chắc các nguyên tắc yêu cầu của mình trong thực hành phát triển riêng lĩnh vực văn hóa cho cộng đồng, người dân sẽ có cơ hội có được cuộc sống tót đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2016)

  • Nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa đang tạo ra sự thay đổi mọi mặt đối với nhân dân Việt Nam. Đó là cơ hội, song cũng có thể là thách thức đối với gia đình hiện nay. Gia đình trẻ với những đặc điểm riêng biệt cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề kinh tế. Việc ứng xử như thế nào trước những khó khăn đó để gìn giữ được hạnh phúc gia đình chính là điều mà các gia đình trẻ cần quan tâm.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2017)

  • Do sự tác động của yếu tố kinh tế, xã hội , văn hóa hiện nay, gia đình trẻ ở đô thị có nhiều biến đổi so với gia đình truyền thống và có nhiều điểm khác biệt so với gia đình nông thôn. Song dù biến đổi , khác biệt như thế nào thì giá trị giáo dục trong gia đình vẫn luôn không thay đổi. việc ứng xử thế nào trong việc giáo dục con cái nhằm phát huy tốt khả năng của con, giáo dục hài hòa các nội dung cần thiết tránh tập trung thái quá vào một nội dung mà quên đi các nội dung cần thiết khác đang đặt ra cho gia đình trẻ nhiều điều phải suy nghĩ

  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2010)

  • Hà Nội đang tiến tới kỷ niệm một ngàn năm tuổi. Hà Nội trong mắt người dân Việt Nam và thế giới là mảnh đất kinh kỳ, nơi đó có những người con gái thanh lịch tinh tế và đằm thắm, dịu dàng. Văn hóa người phụ nữ Hà Nội đã có sự biến đổi theo thời gian. Bài viết tập trung vào nét văn hóa ăn mặc, phong cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay. Thông qua sự biến đổi về văn hóa ấy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ Hà Nội cần kế thừa nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa và phát huy nét văn hóa mới phù hợp với thời đại hôm nay.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2016)

  • Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình rất ý nghĩa , nhằm nâng cao đời sống người dân nông thôn bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại . Tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới được nhiều người quan tâm , xong để thực hiện được tiêu chí này không phải đơn giản, đặc biệt là đối với nhiều địa phương còn đang gặp rất nhiều khó khăn, xã Na sang, huyện Mừơng Chà, tỉnh Điện Biên là xã có phần lớn người dân là dân tộc thiểu số , đến nay đã có những bước khởi sắc nhờ thực hiện tốt việc xã hội hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống người dân nói chung và đời sống văn hóa người dân nói riêng

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2016)

  • Đào tạo ngành gia đình học ở Việt Nam hiện nay là hướng đi đúng đắn bởi lẽ nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà vì bản thân vấn đề gia đình luôn được mọi người và mọi quốc gia quan tâm. trong chương trình đào tạo ngành gia đình học, học phần xây dựng chính sách gia đình là cần thiết vì nó không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Với một số gợi ý về nội dung học phần xây dựng chính sách gia đình, hy vọng học phần này sẽ đáp ứng được mục tiêu đào tạo cán bộ làm công tác gia đình-một yêu cầu bức thiết trong xã hôị hiện nay. Nội dung tham luận cũng chính là một thông điệp khẳng định tính ứng dụng của ngành gia đình học trong đời sống thực tiễn Việt Nam hiện nay vì tính ứng dụng này được thể hiện ngay từ nội dung của từng học phần trong chương trình ...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2022)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam đã và đang luôn quan tâm đến yếu tố con người, vì chính con người sẽ quyết định sự ảnh hưởng đó theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Việc đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong lĩnh vực gia đình. Vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Nếu giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực gia đình, chúng ta sẽ có căn cứ để cho ra những giải pháp cần thiết và những định hướng đúng đắn nhằm xây dựng gia đình Việt Nam phát triển bền vững ...