Search

Refine By:

Search Results

Results 791-800 of 2670 (Search time: 0.02 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Thủy (2017)

  • Bình Thuận là vùng đất được sáp nhập vào Đại Việt vào cuối thế kỷ thứ XVII, là địa bàn dừng chân của nhiều lớp lưu dân người Việt từ miền ngoài. Trong quá trình di cư tìm chốn “an cư lạc nghiệp”, mảnh đất Bình Thuận hiền hòa đã lưu dấu nhiều địa danh phản ánh nghề nghiệp, các hình thức mưu sinh của lớp lưu dân này trên bước đường khai hoang lập làng xóm. Đó là các ngành nghề khai thác biển, nghề nông và nghề thủ công, một mặt vừa phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người nhưng mặt khác cũng phản ánh sự thích nghi, tận dụng môi trường tự nhiên để sinh tồn. Lớp địa danh này đã gián tiếp cho thấy sự cần cù, chăm chỉ và đầy sáng tạo của người Việt để chinh phục, chế ngự thiên nhiên trong sự nghiệp mở mang bờ cõi.

  • Thesis


  • Authors: Đoàn, Tiến Lực (2016)

  • Biểu tượng là loại kí hiệu có giá trị biểu hiện đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Loại kí hiệu này được ví như “chiếc xe quan trọng để chuyển tải văn hóa”, như “chìa khóa” để mở những cánh cửa dẫn vào “chốn linh thiêng” của tòa lâu đài nghệ thuật. Dựa trên cơ sở lí thuyết về biểu tượng, bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng sông trong văn học Việt Nam. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cũng như thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt nghĩa của các tác phẩm văn học.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2016)

  • Gia đình học là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong nhận thức xã hội và cả trên diễn đàn học thuật, nội hàm của thuật ngữ này chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là ngành khoa học mới hay chỉ là một chuyên ngành của xã hội học? Đây là một môn học, một khoa học liên ngành hay chỉ là tên gọi của tổ hợp các khoa học nghiên cứu về gia đình? Bài viết đưa ra bàn luận bước đầu về các vấn đề này.

  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2016)

  • Hồ Quý Ly trong tiến trình lịch sử dân tộc là một nhân vật đã và đang gây ra nhiều đánh giá trái chiều. Dưới góc nhìn văn hóa, Hồ Quý Ly đã có nhiều đóng góp tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc và cải cách, canh tân đất nước. Di sản mà ông để lại cho hậu thế, ngoài hai công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như thành Nhà Hồ, đàn tế Nam Giao Tây Đô, còn là những tư tưởng văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn, vượt khỏi biên giới quốc gia và thời đại lúc bấy giờ.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Hải Minh (2017)

  • Di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Kể từ đó tới nay, việc thực hành di sản này có nhiều thay đổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau ở một số thành tố như: diễn xướng, âm nhạc, trang phục, đồ lễ,… Điều đó đặt ra “bài toán” cho nhà quản lý, nhà nghiên cứu và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2017)

  • Cho đến nay, quê hương nhà Lý vẫn là một vấn đề được giới sử học, văn hóa học quan tâm bởi những thông tin vừa mang tính lịch sử vừa có yếu tố huyền thoại. Vấn đề xác định vùng quê sinh ra người sáng lập vương triều Lý vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt. Qua các nguồn sử liệu thành văn (các cuốn sách cổ bàn về sông Tiêu Tương và hương Diên Uẩn) và hệ thống di tích lịch sử văn hóa (các di tích gắn với lịch sử vương triều Lý như Đình Bảng, Đền Đô và khu Sơn lăng cấm địa…) có thể khẳng định rằng quê nội Lý Công Uẩn ở làng Dương Lôi (nay là khu phố Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn). Tuy nhiên, với vị thế của một triều đại mở đầu nền độc lập tự chủ của dân tộc, vương triều Lý đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả một vùng rộng lớn chứ không chỉ riêng một làng; nên nếu có người q...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2017)

  • Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với môi trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng. Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể được phân chia thành hai cấp độ: Cấu trúc bề mặt là diện mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc này tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng.

  • Article


  • Authors: Trần, Hải Minh (2017)

  • Di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2016. Kể từ đó đến nay, việc thực hành di sản này có nhiều thay đổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau ở một số thành tố như: diễn xướng, âm nhạc, trang phục ... Điều đó đặt ra "bài toán" cho nhà quản lý, nhà nghiên cứu và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thu Nga (2017)

  • Đối với sự tồn tại, phát triển của một chế độ chính trị, một triều đại cũng như đối với sự hưng vong của một quốc gia, nhân tài có vai trò hết sức quan trọng. Trong thời kỳ thịnh trị của mình, nhà Trần đã vượt qua tư duy thiển cận, ích kỷ của dòng họ để có cái nhìn khoan dung khai phóng và cũng rất công tâm đối với người tài. Sự tiến bộ này được bài viết làm rõ qua ba luận điểm: chính sách đào tạo, chính sách tuyển chọn và chính sách sử dụng nhân tài của nhà Trần.