Search

Refine By:

Search Results

Results 781-790 of 2670 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Quỳnh Phương (2013)

  • Nếu như ở Việt Nam, tên gọi Văn hóa học đã trở nên quen thuộc, thì ngành Nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) của phương Tây vẫn còn ít được biết đến. Bài viết này khái lược sự hình thành của ngành Nghiên cứu văn hóa từ những khởi đầu trong giới học thuật Anh và sau đó được lan truyền, phát triển và biến đổi khắp nơi trên thế giới. Là một lĩnh vực liên ngành, Cultural Studies dựa trên nhiều lý thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn, hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa.

  • Thesis


  • Authors: Trương, Thị Cẩm Vân (2013)

  • Làm đẹp là nhu cầu mang tính tự nhiên của loài người nói chung và của phụ nữ nói riêng. Làm đẹp và quan niệm về làm đẹp là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi tộc người, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Quan niệm về làm đẹp cũng dần thay đổi theo thời gian và bối cảnh lịch sử để phù hợp. Bài viết này đề cập đến sự thay đổi về quan niệm làm đẹp của phụ nữ Việt từ truyền thống đến hiện đại qua cách tiếp cận nhân học văn hóa nhằm giải mã những thay đổi trong quan niệm đẹp cũng như cách ứng xử của phụ nữ Việt với việc làm đẹp bản thân theo thời gian, trong xã hội hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Thesis


  • Authors: Hà Chí Cường (2016)

  • Bài viết trình bày khái lược quá trình hình thành khái niệm văn hoá quan họ (VHQH) dưới góc nhìn hệ thống mà Văn hóa học thường nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa; góp bàn và đưa ra quan niệm về VHQH như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần ở địa phương đã sản sinh ra sinh hoạt ca hát quan họ; nêu lên cơ cấu của VHQH gồm hệ thống ý niệm, triết lí sống của người Quan họ, hệ thống giá trị và các chuẩn mực, hệ thống các hình thức biểu hiện, hệ thống các hoạt động mang tính cộng đồng.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Phi Nga (2016)

  • Đất nước Việt Nam trải dài trên hơn 3200 km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Biển đảo đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, giao thông song cũng là cả một thử thách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cuộc sống của nhân dân, biển đảo đóng vai trò rất lớn. Có lẽ bởi từ ngàn đời gắn bó với biển nên trong tâm thức người Việt, biển từ lâu đã trở thành một cái gì rất quen thuộc, thậm chí là một nỗi trăn trở. Đã từ lâu, đề tài về biển đảo đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác như một sự khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ, đã tạo nên một cảm thức biển đảo trong lịch sử văn học Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thuyết Nhung (2016)

  • Các hình thức Shaman tuy có khác nhau về diễn trình hành lễ song tựu chung lại, chúng đều có điểm chung là gắn kết hai thế giới siêu nhiên và trần tục lại với nhau; đó là con đường ngắn nhất để đưa con người đến với các vị thần linh, thông qua đó biểu đạt mong ước, nguyện vọng của mình. Trong nghi lễ Then của người Tày - Nùng nói chung, người Tày - Nùng ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng, yêu tố Shaman có mặt ở hầu hết các giai đoạn và thể hiện khá rõ nét.

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Thesis


  • Authors: Mai, Thành Chung (2017)

  • Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) là một trong những nhà báo tự do đầu tiên ở miền Bắc nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX. Ông là một trong những học giả tiên phong trong việc vận động phát triển văn hóa, giáo dục để nâng cao tri thức cho người dân, trước hết thông qua báo chí và xuất bản. Một trong những công lao lớn của ông là góp phần quan trọng vào việc quảng bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ. Bên cạnh việc phổ biến tri thức mới cho quốc dân, ông cũng không ngừng thông qua báo chí để vận động công cuộc cải cách xã hội nhằm canh tân đất nước, với những trọng tâm như: Đấu tranh bài trừ những thói hư tật xấu; đề xuất vấn đề nữ quyền; kêu gọi đổi mới nhưng cũng chống việc lai căng theo cái mới…