Search

Refine By:

Search Results

Results 741-750 of 2670 (Search time: 0.067 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2013)

  • Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa đã và đang được cả xã hội quan tâm, trong đó ghi nhận những đóng góp rất lớn của cộng đồng. Với sự tham gia của cộng đồng, nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên, môi trường, đồng thời đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng xuất hiện những hạn chế như xây dựng, tu bổ sai nguyên tắc, làm sai lệch giá trị của di tích… Điều này đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhiệm vụ định hướng, giám sát khi huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.

  • Thesis


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2013)

  • Khẳng định việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm giá trị văn hóa vốn có của dân tộc.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2010)

  • Nếu lịch sử như dòng chảy thời gian vô tận, thì mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người tựa như một lát cắt đi ngang qua dòng chảy thời gian ấy. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng may mắn sáng tạo được chữ viết cho riêng mình. Khi chưa có chữ viết, con người không thể ghi chép và rất khó lưu giữ lại mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày. Các nhà sử học luôn phải ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để kiếm tìm, chắp nối, hàn gắn từng mảnh vỡ của lịch sử. So với đồ đá và các di vật khảo cổ khác thì đồ gốm có nhiều ưu điểm hơn, khiến các nhà nghiên cứu lựa chọn đồ gốm làm cơ sở để phân chia các văn hóa và các giai đoạn phát triển trong các văn hóa đó. Căn cứ vào diễn biến đặc điểm loại hình, hoa văn trang trí, kỹ thuật c...

  • Thesis


  • Authors: Thế Hùng (2013)

  • Những năm qua, ngành văn hóa phối hợp các địa phương đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo phương thức xã hội hóa. Nhiều hoạt động được triển khai, huy động nguồn lực và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nhất ở việc tu bổ di tích, khôi phục các hoạt động văn hóa, lễ hội. Nguồn đóng góp từ xã hội hóa lên tới hàng trăm tỷ đồng, đó là chưa kể đóng góp bằng hiện vật. Nhiều hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được mở rộng, như việc thành lập các trung tâm nghiên cứu, câu lạc bộ diễn xướng dân ca, hoạt động độc lập,hiệu quả bằng chính nguồn lực và khả năng của cộng đồng mà không phải dựa vào kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.