Search

Refine By:

Search Results

Results 721-730 of 2670 (Search time: 0.275 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu một cách khái quát nhất là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Trong những tiểu thuyết Việt Nam đương đại tập trung khắc họa cái hài nổi lên hai điểm nhìn trần thuật tiêu biểu, có ý nghĩa là điểm nhìn từ vị trí của người kể chuyện đứng cao hơn thế giới được miêu tả và điểm nhìn của người kể chuyện bình đẳng với thế giới được miêu tả. Vị trí đó nói lên quyền năng của người kể chuyện đối với truyện kể, ảnh hưởng đến việc xây dựng cốt truyện, phương thức kể, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • “Những đứa con rải rác trên đường” là cuốn tiểu thuyết mới nhất hiện nay của nhà văn Hồ Anh Thái. Thông qua hệ thống các nhân vật nghịch dị, tình huống nghịch dị và ngôn ngữ nghịch dị, tác giả đã kiến tạo cho riêng mình một phong cách trào phúng độc đáo trong dòng văn học đương đại Việt Nam- với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tiếng cười. Ngòi bút Hồ Anh Thái có cảm hứng đặc biệt trước một hiện thực ngổn ngang những cái vô lý, nực cười, suy đồi, quái gở. Bằng thái độ lật tẩy, cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ đem đến tiếng cười giễu nhại mà còn ẩn chứa những thông điệp có ý nghĩa thức tỉnh con người.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2016)

  • Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân thể hiện trong đời sống sinh hoạt (phong tục, tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của người dân vùng Kinh Bắc xưa. Văn hóa Quan họ bao gồm dân ca Quan họ, tín ngưỡng Quan họ, lễ hội Quan họ, văn hóa ứng xử Quan họ và trang phục Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là cốt lõi. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để dân ca Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2016)

  • Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xa xưa, đây là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

  • Thesis


  • Authors: Uông, Thị Mai Hương (2016)

  • Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Từ tín ngưỡng thờ vật tổ/ vật thiêng, người Việt đã tôn Trống đồng là thần và thờ phụng - thần Đồng Cổ (trống đồng) và cùng với đó là lễ hội được tổ chức ở những nơi thờ này với mục đích nhắc nhở, răn bảo con người phải hiếu nghĩa trong gia đình, trung thành với nhà vua và giang sơn xã tắc. Vì thế nên lễ hội có tên là Hội thề Đồng Cổ. Trong số những nơi thờ thần Đồng Cổ, đền Đồng Cổ ở Tây Hồ, Hà Nội vẫn lưu giữ, duy trì được những yếu tố từ ban đầu, mặc dù trong lễ hội và thần tích của vị thần được thờ đã bổ sung, dung hợp những lớp văn hóa, tín ngưỡng trong quá trình tồn tại.

  • Thesis


  • Authors: Đặng, Thị Phong Lan (2016)

  • Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy có sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, bên cạnh đó còn là sự hòa điệu của một hợp thể không gian Phật Giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa: Đạo Giáo, Nho Giáo, tín ngưỡng thờ Thánh Thần, tín ngưỡng thờ đá núi, nước, tín ngưỡng thờ Tổ nghề. Tuy nhiên, giá trị kiến trúc cảnh quan Phật giáo vẫn là giá trị nổi bật