Search

Refine By:

Search Results

Results 711-720 of 2670 (Search time: 0.333 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Cần (2010)

  • Cổ Loa là địa danh thân thuộc với bất kỳ người Việt Nam nào, ngay từ khi còn là trẻ nhỏ mới đến trường với bài học đầu tiên về lịch sử dân tộc. Địa chí Cổ Loa là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu về vùng đất Cổ Loa của giới khoa học trong và ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngoài phần mở đầu giới thiệu Cổ Loa- một không gian lịch sử văn hóa, danh mục bản đồ, ảnh và 222 tài liệu tham khảo , nội dung công trình gồm 4 phần liên quan mật thiết với nhau, sắp xếp theo trình tự nhất định, nhằm nhận diện khái quát vùng đất: địa lý tự nhiên- hành chính; lịch sử; kinh tế- xã hội, văn hóa. Công trình đã khắc họa diện mạo văn hóa của Cổ Loa. Đây là món quà quý để dâng lên đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội.

  • Thesis


  • Authors: Lý, Tùng Hiếu (2015)

  • Điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện giao lưu văn hóa tác động đến chủ thể văn hóa tộc người và các hoạt động của họ ở Nam Bộ. Môi trường văn hóa đa dạng, sôi động và sự biến đổi văn hóa Việt,hoạt động văn hóa và những nét đặc thù của văn hóa ở Nam Bộ.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Thanh Giang (2013)

  • Dưới ánh sáng đường lối văn hoá của Đảng và với những nỗ lực lớn của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá cùng đông đảo quần chúng nhân dân, nền văn hoá kháng chiến đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Lối sống mới, Phong trào văn nghệ quần chúng, Văn học nghệ thuật, Báo chí xuất bản... Mỗi bước đi của cuộc kháng chiến đều chứng kiến những bước phát triển của các lĩnh vực văn hoá. Ngược lại, những thắng lợi trên mặt trận văn hoá đã tiếp sức cho các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị..., góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do, đi tới thắng lợi.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Nguyệt (2012)

  • Kiểu truyện về Thánh Mẫu hàm chứa, kết tinh những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam: truyền thống trọng Mẫu; truyền thống trọng Hiếu; truyền thống đảm đang chung thủy, yêu chồng thương con; truyền thống thông minh, sáng tạo; truyền thống yêu nước thương dân. Truyện kể về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Hoài Anh (2016)

  • Các tộc người ở Việt Nam có mối quan hệ lâu đời, sự cố kết là chủ yếu nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ tổn hại tới mối quan hệ chung của dân tộc. Trong quá trình phát triển, bên cạnh sự hòa hợp còn diễn ra cả quá trình đồng hoá giữa các tộc người. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần do lịch sử để lại (chính sách chia để trị của các nhà nước cũ), một phần khác thuộc về thời đại ngày nay (sự phát triển không đồng đều về kinh tế, xã hội giữa các dân tộc; sự bất cập trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước; sự kỳ thị đối với các tộc người thiểu số; sự chia rẽ của các thế lực thù địch; bên cạnh đó, chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn còn tồn tại). Bài viết đi sâu phân tích các biểu hiện cụ thể của tình trạng trên để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề quan hệ tộc người ở Việt Nam hiện n...

  • Thesis


  • Authors: Cao, Thảo Hương (2016)

  • Nghi lễ Phát lương đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam là một nghi lễ mới ra đời từ năm 2010 nhưng sớm nhận được sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý các cấp cũng như nhân dân thập phương. Đây là nghi lễ mang tính biểu tượng, tính thời sự và màu sắc tâm linh rõ nét, rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Bài viết tập trung nghiên cứu nghi lễ Phát lương đền Trần Thương dưới góc nhìn biểu tượng văn hóa nhằm thấy được sự vận động của biểu tượng cũng như nhu cầu tâm linh dân gian. Trong đó, phát lương - xin lương được giải nghĩa với tư cách là biểu tượng mang tính lịch sử, tính hiện sinh - biểu tượng trung tâm của nghi lễ. Ngoài ra, bài viết cũng bước đầu nhận diện và tìm hiểu một số biểu tượng góp phần làm nên tính thiêng của nghi lễ - một trong những điểm hấp dẫn khiến cho nghi lễ dễ dàng được dâ...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.