Search

Refine By:

Search Results

Results 501-510 of 2670 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2010)

  • Thơ Xuân có một vị trí "đặc biệt” trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu như lời Người tâm sự: “Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Thêm nữa, bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Người còn làm thơ để mừng tuổi đồng bào. Gần 30 năm trời (1942 – 1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về là đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy là nguồn động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để dựng xây quê hương, đất nước... Hơn thế, đằng sau thi hứng từ mùa xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lan Thanh (2010)

  • Có rất nhiều yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến hoạt động nói chung và hoạt động marketing của một tổ chức văn hóa nghệ thuật. Trong các yếu tố bên ngoài như: xã hội, công nghệ, kinh tế, chính trị v.v…, văn hóa được coi là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến các khía cạnh của hoạt động marketing. Cụ thể, văn hóa biểu hiện trong nhận thức về marketing, trong việc xác định mục đích marketing, lựa chọn thị trường mục tiêu cho hoạt động marketing… Những ảnh hưởng này có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho hoạt động marketing hoặc ngược lại. Bởi vậy, muốn cho hoạt động Marketing có hiệu quả, bất kỳ một tổ chức văn hóa nghệ thuật nào cũng đều cần nhận thức rõ những ảnh hưởng này để tận dụng những cơ may hoặc phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2010)

  • Điểm lại những câu tục ngữ nói về bệnh tật, ốm đau trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, chúng ta thấy rằng từ bao đời nay, do điều kiện sống còn khó khăn vất vả, môi trường khí hậu nóng ẩm nên nhân dân ta đã có ý thức phòng và chống lại các loại bệnh tật. Bằng kinh nghiệm của mình, người xưa đã tìm ra nhiều loại cây có sẵn có, chế ra nhiều bài thuốc hữu hiệu để khắc chế những căn bệnh thông thường. Ngày nay, với những tiến bộ của y học, nhiều bệnh tật của con người đã được chữa lành, đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho người dân. Song, các loại bệnh thường gặp, những bài thuốc hay, những cách chữa trị, đã được đúc kết trong kho tàng tục ngữ Việt Nam vẫn mãi mãi là những kinh nghiệm quí báu của văn hóa dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hồng Chương; Vũ, Thị Thu Hoài (2010)

  • Là một hiện tượng văn hoá tinh thần, nghệ thuật được xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, xã hội học, tâm lý học, mỹ học v.v... Dưới góc độ triết học, người ta coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng dưới góc độ mỹ học, nghệ thuật lại được coi là giá trị thẩm mỹ đặc biệt, là sự biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ. Chính vì vậy, nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt mà các hình thái ý thức xã hội khác không có. Bài viết này muốn nói về tính đặc thù của nghệ thuật – cơ sở khách quan làm cho nghệ thuật trở thành một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2010)

  • Trình bày những chủ đề chính trong văn của Nguyễn Hữu Nhàn về văn hóa làng: thứ nhất,các phong tục của các tộc người, hoặc của không gian địa-văn hóa bằng vốn liếng kiến thức dân tộc học, văn hóa học. Thứ hai, tôn vinh những giá trị tâm hồn và văn hóa đích thực của làng quê và người quê đang được gắng gỏi gìn giữ. Thứ ba, thể hiện sự tha hóa của văn hóa làng quê trước sự xâm lăng của đô thị, kinh tế thị trường.

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2011)

  • Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật tuồng và những thách thức gặp phải. Đồng thời, phân tích con đường để tuồng đến với khán giả trẻ và đánh giá hoạt động giáo dục nghệ thuật của nhà hát tuồng Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phan, Bích Hà (2011)

  • Đề cập đến "Tâm thức duy cộng đồng" của người Việt và vấn đề: "Hình thành con người cá nhân" trong văn học nghệ thuật. Đồng thời, trình bày mối quan hệ giữa "tâm thức duy cộng đồng" trong "tính cộng đồng" của văn học nghệ thuật dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Huấn (2011)

  • Thần thoại là một khái niệm phức tạp, cho đến nay, vẫn cần những ý kiến khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, thần thoại là một hình thức tư duy nguyên thủy, gắn với tín ngưỡng của con người thời cổ đại. Hiểu theo nghĩa hẹp, thần thoại là một thể loại văn học dân gian. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thể loại này. Bài viết đề cập đến những điểm chung của các nhà nghiên cứu để từ đó nêu một định nghĩa đầy đủ hơn về thần thoại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến (2011)

  • Tài liệu Hán Nôm ở các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn sử liệu chữ viết rất đa dạng và phong phú. Bài viết giới thiệu về những thông tin quý giá ấy còn được lưu giữ trên các vật ghi tin hiện còn được bảo lưu ở các di tích lịch sử văn hoá ở miền Bắc Việt Nam hiện nay.