Search

Refine By:

Search Results

Results 491-500 of 2670 (Search time: 0.024 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2013)

  • Có thể thấy rằng, hiện nay, khi mà ở Việt Nam, sự tan vỡ của của các gia đình đang là vấn đề đáng báo động đối với toàn xã hội thì gia đình Công giáo với những đặc trưng riêng biệt, những nghi lễ, chuẩn mực có phần khắt khe, nghiêm ngặt về hôn nhân, quan hệ gia đình, sinh sản, giáo dục con cái... lại được coi là khá lý tưởng và toàn vẹn. Những nghi lễ, chuẩn mực là nền tảng cơ bản để tạo dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng hội nhập và phát triển, giáo hội Công giáo Việt Nam, một mặt vẫn luôn giữ vững lập trường về định chế gia đình nhưng mặt khác đã nới lỏng hơn nhiều điều luật và linh hoạt hơn trong đời sống đạo nhằm thích ứng với những thay đổi của xã hội.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Quế Anh (2013)

  • Trong xu thế đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang không ngừng tìm biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Để góp phần vào sự nghiệp phát triển của nhà trường, bài viết này tập trung phân tích 6 yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng dạy và học: chương trình, giảng viên, người học, giáo trình, cơ sở vật chất. Đây là những điều kiện cần và đủ để nhà trường đào tạo được những cử nhân văn hóa chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Nguyệt (2013)

  • Những biến đổi trong quan niệm hôn nhân và gia đình của người dân ở vùng tái định cư huyện Kỳ An, Hà Tĩnh đã diễn ra trong bối cảnh phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài. Sự biến đổi này chưa làm mất đi những yếu tố nền tảng của văn hóa gia đình truyền thống nhưng đã có những ảnh hưởng khá sâu sắc theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bài viết đi sâu phân tích các quan niệm chung và quan niệm cụ thể về hôn nhân và gia đình trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu tái định cư huyện Kỳ An, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Huệ (2015)

  • Sơ lược về quá trình khai thác vùng đất phía Nam thế kỷ XVI-XVIII. Quá trình cộng cư của các dân tộc tại vùng Nam Bộ thế kỷ XVI-XVIII làm nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người và được thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

  • Thesis


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2013)

  • Thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong mỹ thuật luôn được ca tụng là buổi bình minh tuyệt vời của mỹ thuật loài người, là Vương quốc của cái đẹp, là khi khoa học và triết học lần đầu tiên thức tỉnh. Ở đó, các đẹp trở thành mực thước, không chỉ thể hiện ở hình thể mà còn ở đề tài. Cái đẹp trong đề tài chính là miêu tả các vị thần, các vị anh hùng, các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Những vị thần đó luôn được biểu hiện bằng hình thể mẫu mực, hướng tới một vẻ đẹp hoàn mỹ. Có thể khẳng định rằng, thần thoại Hy Lạp chính là nền tảng của nghệ thuật phương Tây. Vai trò nền tảng này không chỉ ở thời kỳ xa xưa đó, mà còn kéo dài, xuyên suốt lịch sử châu Âu, từ Phục Hưng, Tân cổ điển đến hiện đại. Mảng đề tài này còn xuất hiện trong rất nhiều trường phái mỹ thuật.

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2010)

  • Trình bày điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở Việt Nam và các giải pháp để quảng bá,giới thiệu hình ảnh quốc gia ra nước ngoài trong một nỗ lực định vị điểm đến, khai thác được triệt để ưu thế và lợi thế của đất nước mình.

  • Article


  • Authors: Chử, Thu Hà (2010)

  • Viện trợ của các TCPCPNN là một trong những kênh quan trọng cần được khai thác. Viện trợ của các TCPCPNN đối với lĩnh vực văn hóa năm 2009 đạt tổng trị giá gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, hợp tác của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với các TCPCPNN là lĩnh vực còn mới mẻ. Khoảng 10 năm trở lại đây, Trường đã nhận được tài trợ từ hai TCPCPNN là quỹ Ford và tổ chức Good Neighbor International. Thực tế, tiềm năng có thể khai thác được từ các TCPCPNN là rất lớn. Để tăng cường nguồn tài trợ từ các TCPCPNN, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần xác định được các lĩnh vực và nội dung mong muốn hợp tác để ưu tiên vận động tài trợ; cần chủ động sử dụng danh nghĩa của Trường để tiếp cận với các TCPCPNN và cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác vận động viện trợ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2010)

  • Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học văn hóa. Tiếp cận văn hóa đối với gia đình là cách tiếp cận có tính phổ quát nhất, dựa trên nền tảng lý luận về bản chất văn hóa của gia đình. Bài viết bước đầu hệ thống hóa các nghiên cứu về gia đình dưới góc độ văn hóa đang được trao đổi, thảo luận trong sách báo lý luận ở nước ta.