Search

Refine By:

Search Results

Results 481-490 of 2670 (Search time: 0.017 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Kiều, Thu Hoạch (2016)

  • Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện, trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng như một số tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năn...

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2017)

  • Đào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học” hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình “nhận diện thương hiệu” của đào tạo đại học Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hoá mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hoá mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong nước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đối. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thanh Huyền (2017)

  • Diễn viên là người có vai trò quan trọng đối với việc thành công của vở diễn. Thông qua sáng tạo của diễn viên, tư tưởng, ý đồ của tác giả kịch bản, đạo diễn được cụ thể hóa. Diễn viên sử dụng nhiều yếu tố khác nhau của kỹ thuật biểu diễn và ngôn ngữ sân khấu, trong đó có cả ngôn ngữ hình thể để sáng tạo nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Minh Chính (2016)

  • Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể trong đó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Văn hóa ứng xử góp phần làm nên sự độc đáo và vẻ đẹp thẩm mỹ trong sinh hoạt của người Quan họ và được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản: sự tôn trọng, bình đẳng trên tinh thần “tôn lẫn kính chung”; chơi Quan họ rất đẹp, rất công phu, có lề lối, có tập tục trên cơ sở của tình bạn thủy chung; sự tinh tế, ý nhị trong xưng hô, trong ẩm thực, trong “ miếng trầu Quan họ” mời khách, trong những canh hát nặng tình nặng nghĩa. Và cuối cùng, Quan họ không chỉ là học hát mà còn là “học ăn, học nói, học gói, học mở” - tức là học giao tiếp ứng xử vì không thế không thành người Quan họ.

  • Thesis


  • Authors: Lý, Tùng Hiếu (2014)

  • Đóng góp của văn minh Champa và văn hóa Chăm đối với văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam, xu hướng Việt hóa diễn ra trong văn hóa Việt. Hệ thống hóa và so sánh các tư liệu văn hóa, tư liệu ngôn ngữ của Chăm-Việt được thu thập, sàng lọc từ những ghi chép điền dã tại các palei Chăm ở Ninh Thuận và từ các từ điển tài liệu liên quan.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2013)

  • GS. Bùi Văn Nguyên (1918 - 2003) là nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học viết Trung đại Việt Nam nhưng với 43 công trình lớn nhỏ về văn học dân gian, ông xứng đáng là một trong những nhà khoa học đầu ngành ở lĩnh vực này. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Tư duy khoa học của ông đã vận động theo những hướng tiếp cận khác nhau đối với văn học dân gian: tiếp cận từ góc nhìn xã hội học, từ góc nhìn lịch sử - dân tộc học, từ góc nhìn triết học. Bài viết đánh giá các công trình nghiên cứu của ông theo 3 hướng tiếp cận này.