Search

Refine By:

Search Results

Results 2561-2570 of 2670 (Search time: 0.021 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Yến Nhi (2021)

  • Nghệ thuật công cộng đang trở thành mối quan tâm chung của các nghệ sĩ cũng như những người đứng đầu các địa phương trong việc phát triển khu vực. Tầm quan trọng của Nghệ thuật công cộng xuất phát từ tính cộng đồng và sự đối thoại với bối cảnh trong mỗi tác phẩm. Nghệ thuật công cộng có khả năng tạo dựng điểm đến, thúc đẩy đối thoại, kích thích mối quan tâm nghệ thuật và đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng tại những không gian mở bên ngoài các thiết chế về nghệ thuật như bảo tàng, phòng triển lãm… Mặt khác, yêu cầu về đối thoại với bối cảnh của một tác phẩm công cộng đã góp phần tái định hình không gian, thay đổi môi trường, từ đó giúp hồi sinh các thành phố và cộng đồng, làm cuộc sống trở nên thú vị và phong phú hơn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Ninh Bình là vùng đất cổ với sự đa dạng của tự nhiên và bề dầy lịch sử - văn hóa, gắn liền với khối cư dân Việt - Mường, cộng đồng được coi là cư dân bản địa, chủ nhân nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là tổ tiên trực tiếp của người Việt và người Mường. Trên cơ sở tầng văn hóa Việt - Mường bản địa đó, cùng với quá trình chống Bắn thuộc và tiếp thu, hội nhập có chọn lọc văn hóa bên ngoài (văn hóa Hán, Phật giáo, Đạo giáo,...) đã góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa Ninh Bình đa dạng và độc đáo, góp phần làm nền tảng vũng chứ để ĐInh Bộ Lĩnh vươn lên thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia độc lập. Những giá trị văn hóa, nhân văn đó là nền tảng, là nguồn lực to lớn cần phải được giữ gìn và phát huy để NInh Bình củng cố thêm bền chặt khối đại đoàn kế toàn dân cũng như phục vụ sự nghiệp xâ...

  • Article


  • Authors: Văn Giá (2021)

  • Đứng vững trên lập trường học thuật được xác định bởi hai trụ cột: triết - mỹ học và văn hóa học trong cái nhìn so sánh với văn học thế giới, đặc biệt là Nga và phương Tây, Phạm Vĩnh Cư đã nghiên cứu một số trường hợp văn học Việt Nam khá thấu đáo và hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu mà ông tâm đắc nhất là thể loại bi kịch và kịch Việt Nam hiện đại. Trong đó, ông tập trung nghiên cứu thể loại bi kịch nhìn từ 3 trường hợp tiêu biểu: “Vũ Như Tô” (Nguyễn Huy Tưởng), “Trường hận - Dương Quý Phi” (Vi Huyền Đắc - Thế Lữ), “Yêu Ly” (Lưu Quang Thuận); và một số bi kịch biến thể khác của Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp. Ông khẳng định, có một dòng bi kịch Việt Nam, mà đỉnh cao là “Vũ Như Tô”, một tác phẩm tầm cỡ thế giới.

  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lan Anh (2020)

  • Nằm ở phía Tây của tỉnh Saga, Arita là cái nôi của công nghiệp sản xuất gốm sứ Nhật Bản. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến từ Trung Quốc qua con đường Triều Tiên, đã có thời gian dài Arita mô phỏng hoàn toàn theo các sản phẩm sứ Trung Quốc. Qua nhiều lần cải tiến kỹ thuật, cùng với những lợi thế của từng địa phương trong khu vực, Arita đã dần dần cải biến, dung nhập những yếu tố ngoại lai và thực sự thành công trong kỹ thuật chế tác để đưa ra các sản phẩm thực sự tinh tế của mình. Trải qua hơn 400 năm lịch sử hình thành và phát triển, cùng chính sách bảo tồn nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, sản phẩm sứ Arita đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước và có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lịch ở Lạng Sơn, nhất là loại hình du lịch tâm linh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến.