Search

Refine By:

Search Results

Results 2541-2550 of 2670 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2022)

  • Fukuzawa Yukichi được coi là nhà cải cách, nhà tư tưởng có nhiều ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Ông có vai trò quan trọng trong quá trình khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy Tân của Chính phủ Minh Trị. Tiếp nhận văn minh phương Tây, cải cách đất nước, nâng cao tiềm lực dân tộc được xem là phương thức quan trọng giúp Nhật Bản thoát khỏi nanh vuốt xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Bài viết này phân tích quan điểm của Fukuzawa Yukichi về văn minh phương Tây cũng như ảnh hưởng tư tưởng của ông đối với xã hội Nhật Bản thời kỳ này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2021)

  • Di tích triền tranh ( Quảng Nam) nằm tại thung lũng phía tấy thông chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên là một trong những khu di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, di tích triền tranh mang nhiều đặc trưng văn hóa tốt đẹp, chính vì thế vấn đề bảo tồn, gìn giữ để có thể phát huy được những giá trị văn hóa đó là vô cùng cần thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Cố đô Hoa Lư là một trong những di tích quốc gia đặc biệt, là nơi lưu giữ những vết tích của kinh đô Hoa Lư của nhà nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X. trải qua những nét thăng trầm của lịch sư, cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của quốc gia của dân tộc. chính vì lý do đó việc khai quật và tìm hiểu rõ, chi tiết những giá trị văn hóa đó là điều vô cùng quan trọng, cần thiết.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2022)

  • Ethnomusicology/Dân tộc nhạc học là bộ môn nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của âm nhạc trong nền văn hóa sở hữu nó, có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ trước ở trên thế giới. Ở Việt Nam, bộ môn này còn ít được biết đến và vận dụng trong nghiên cứu âm nhạc với tư cách là một thực hành văn hóa. Trong khoảng 10 năm gần đây, các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam đã có một số bàn luận để hướng tới xây dựng chương trình đào tạo bộ môn này. Bài viết đóng góp một số thông tin về tên gọi, lịch sử hình thành, cơ sở lý luận và một vài kiến nghị để hướng tới xây dựng bộ môn Dân tộc nhạc học ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2021)

  • cụm di chỉ vườn chuối thuộc thôn Lai Xá, xã kim chung, huyện hoài đức được các nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đây là tên gọi để chỉ một cụm di chỉ khảo cổ thời đại Kim khí phân bố ở các gò vườn chuối, gò mỏ Phượng.... về cảnh quan thiên nhiên, những gò đất trên là những khu ruộng cao trồng màu xen lẫn các khu nghĩa địa của người Lai Xá.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền; Đoàn, Tuấn Anh (2022)

  • Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là những yếu tố văn hóa gắn với biển. Hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) ven biển còn tồn tại đến ngày nay đã phản ánh những giá trị đặc trưng và diện mạo văn hóa của vùng đất này. Nguồn tài nguyên nhân văn quý giá này đã được tỉnh Quảng Nam chú trọng bảo tồn, khai thác, phát huy trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Bài viết này khảo sát, đánh giá thực trạng khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ven biển của tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ven biển Quảng Nam trong phát triển du lịch một...

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2022)

  • Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế phổ biến trên thế giới; hiện nay, mô hình bảo tàng - cộng đồng - du lịch đang ngày càng được nhân rộng. Thực chất của mô hình này đó là bảo tàng và cộng đồng cùng hợp tác nhằm tăng tính “đàn hồi” của di sản văn hóa, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng được cải thiện nhiều hơn về kinh tế, thấy được vai trò của chính mình, thêm tự hào và quan tâm hơn đến việc bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Du lịch khai thác tài nguyên văn hóa hợp lý, hướng tới phát triển bền vững là kết quả hợp tác giữa bảo tàng và cộng đồng. Tuy nhiên, khi du lịch di sản văn hóa phát triển quá mạnh sẽ tạo nhiều áp lực tới việc bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự đồng thuậ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Linh Thảo (2022)

  • Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Giống như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Sán Dìu, trong đó có cộng đồng người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, với những thành tố văn hóa trở thành bản sắc tộc người. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những biến động về kinh tế - xã hội đã làm biến đổi, thậm chí làm mai một những yếu tố văn hóa truyền thống của người Sán Dìu. Điều đó đặt ra yêu cầu cần triển khai những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Sán Dìu trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lê, Vũ Huy (2022)

  • Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của các bảo tàng. Trong bối cảnh dịch bệnh, các bảo tàng Việt Nam nói chung, hệ thống bảo tàng quân đội nói riêng đã chủ động đổi mới công tác trưng bày - triển lãm qua việc ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh truyền thông qua mạng xã hội, tận dụng thời gian không đón khách để tăng cường công tác kiểm kê - bảo quản, đồng thời chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày,… qua đó, giúp nâng cao khả năng thích ứng của bảo tàng trong tình hình mới.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Đời sống văn hóa cần được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời với văn hóa và môi trường văn hóa. Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với mội trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể từ đó hình thành nhân cách. Vì văn hóa là một hiện tượng phức tạp từ đó môi trường văn hóa cũng phức tạp theo nên đời sống văn hóa luôn đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên. đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng động. Bởi vậy xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển nề...