Search

Refine By:

Search Results

Results 2481-2490 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Đối với bảo tàng học, bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật trước những tác nhân gây hại ở môi trường xung quanh. Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác bảo quản là đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát và hư hại hiện vật, ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình trưng bày thì các tác nhân gây hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trwung bày hiện vật bảo tàng.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Ngày nay, môi trường sống đang là vấn đê được toàn xã hội quan tâm, trong đó Phật Giáo với tổ chức của mình cũng đã có những động thái tích cực, , cụ thể để tạo ra cách sống gần gũi với môi trường tự nhiên. Thông qua những chương trình hành động cụ thể, giáo hội phật giáo Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức giáo hội trong cả nước cùng chung tay thực hiện hoạt động có ý nghĩa, ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường bởi những tác động từ phía xã hội và tự nhiên. Những ứng xử của Phật giáo đối với môi trường đã và đang được xã hội quan tâ, chia sẻ và có những phản ứng tích cực, từ đó góp phần quan trọng vào việc động viên tăng ni, phật tử trong giáo hội phật giáo tham gia có hiệu quản vào hoạt động bảo vệ môi trường một cách bền vững.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Bãi đá cổ Sa Pa là một khu di sản văn hóa có giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, khoa học, là một minh chứng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của người Việt cổ. Trong nhiều năm qua, khu di sản bãi đá cổ Sa Pa đã được chính quyền các cấp ở Lào Cai quan tâm triển khai các hoạt động hướng tới việc bảo vệ và phát huy giá trị tiềm ẩn của di sản tròn đời sống đương đại. Tuy nhiên, hoạt động này đã đặt ra một số vấn đề ảnh hưởng tiếp cận, trình bày các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị bãi đá cổ Sa Pa tại Lào Cai hiện nay thông qua các phương diện khác nhau.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2021)

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi môi trường sinh thái báo chí truyền thông và cách thức hoạt động, tác nghiệp báo chí theo hướng hội tụ, đa năng, đa phương tiện. Đây là thời cơ, cũng là thách thwucs với các cơ sở giáo dục trong việc không ngừng đổi mới tư duy, phương thức, nội dung chương tình đào tạo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng báo chí đáp ứng nhu cầu thực tế. Là một cơ sở có bề dày đào tạo ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đào tạo báo chí tại đại học văn hóa HÀ Nội một mặt bám sát xu thế báo chí đa phương tiện trong môi trường truyền thông số, mặt khác khai thác thế mạnh riêng của mình.

  • Article


  • Authors: Trần, Hồng Liễu (2022)

  • Sinh năm 1990 tại Kiến Xương, Thái Bình, Hà Mạnh Luân bắt đầu hành trình văn chương bằng việc ghi danh học nghành Viết văn tại khoa sán tác. Lý luân và phê bình văn học trường đại học văn hóa Hà Nội. Ba năm khoác áo sinh viên, được sống trong môi trường sáng tạo, được tiếp xúc với nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổ....nhưng cuộc sống thiếu trước huỵt sau vật chất áo cơm, lúc đó, tiêc thay, đã chặn đứng mạch nguồn sáng tác trong Luân. Luân dừng học, kiếm việc nuôi thân. Khi lưa sinh viên ấy tốt nghiệp, nhắc đến Luân, người ta thầm tiếc cho một cậu sinh viên có tiềm năng, người ta thở dài cho sự trớ trêu của số phận...Không ít sinh viên năm ấy sau khi ra trương vẫn tiếp tục lựa chọn con chữ để nối dai hành trình đam mê của của mình. Vài người trong số họ vụt sáng.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2022)

  • Trong sự nghiệp thơ văn phong phú và giàu giá trị thực tiễn của Nguyễn Đình Chieur, Ngư Tiều vấn đáp Nho y diễn ca là trường hợp đặc biệt, Tác phẩm là một diễn ca về nghệ thuật dưới hình thức văn chương nhằm mục đích chữa bệnh cứu người, đồng thời truyền tải thông điệp về y đức và hành xử của trí thức chân chính trước chân chính trước biến loạn thời cuộc. Đây là minh chứng sống động của tư tưởng " văn chương hành đạo" xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, góp phần tôn vinh ông với tư cách một thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2021)

  • Đạo đức của học sinh biểu hiện rất đa dạng qua nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, việc giáo dục đánh giá kết quả đạo đức và xếp loại đạo đức học sinh là một việc hết sức khó khăn phức tạp. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường càng được chú trọng hơn, các nhà trường đã chỉ đạo thực hiện chương trình, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Hương Liên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa dân gian, gắn bó sâu sắc với quá trình biến đổi của văn hoá dân tộc. Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, lễ hội truyền thống ngày càng xuất hiện nhiều sự đổi thay cho phù hợp với thời đại. Tuy vậy, ở nhiều địa phương, bên cạnh những biến đổi phù hợp cũng xuất hiện một số yếu tố lệch chuẩn, gây ảnh hưởng tới công tác gìn giữ, được phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2022)

  • Việc đưa các yếu tố dân gian vào ca khúc Việt Nam trong những năm gần đây, đã hình thành nên một dòng ca khúc với tên gọi dòng ca khúc dân gian đương đại (DGĐĐ). Trong quá trình hình thành và phát triển, dòng ca khúc này đã có những đóng góp nhất định cho nền văn hóa nước nhà. Đó là việc giữ lại những giá trị của văn hóa dân gian xưa trong cuộc sống đương đại. Bên cạnh đó, ca khúc DGDD còn tham gia vào việc điều chỉnh ngôn ngữ âm nhạc trong giao lưu văn hóa và giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người cho thế hệ trẻ, qua đó tạo đà để phát triển ở những năm tiếp theo với những giá trị riêng.