Search

Refine By:

Search Results

Results 2451-2460 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2021)

  • Hoạt động quản lý điểm đến đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của tất cả các địa phương nơi có tài nguyên du lịch. Thông qua công tác quản lý điểm đến, an ninh, trật tự được thiết lập, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ sở cung ứng với các đơn vị kinh doanh du lịch. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa kết hợp với phỏng vấn sâu, bài viết làm rõ thực trạng hoạt động quản lý điểm đến tại làng cổ Đường Lâm, từ đó đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến Đường Lâm thân thiện, hấp dẫn với du khách.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trí Bền (2021)

  • Ở Việt Nam, V.Ia.Propp (1895 - 1970) đã được giới thiệu qua một số bài viết như: Hình thái học cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ, Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore và thực tại… Những năm qua, lý thuyết của V.Ia.Propp được chú trọng vận dụng trong nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng. Bài viết này đánh giá các công trình vận dụng lý thuyết của V.Ia.Propp trong nghiên cứu hình thái học cổ tích, gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ và các nghiên cứu về lễ hội nông nghiệp Nga để nghiên cứu văn học dân gian và văn hóa dân gian Việt Nam.Trên cơ sở ấy, đưa ra các khuyến nghị để phát triển việc ứng dụng lý thuyết của V.Ia.Propp, góp phần kỷ niệm quan hệ Nga - Việt trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thúy Quỳnh (2021)

  • “Sức mạnh mềm” là sức hấp dẫn, khả năng ảnh hưởng của một quốc gia tới các quốc gia khác thông qua sức lan tỏa của văn hóa. Nhiều quốc gia đã xây dựng và vận dụng thành công sức mạnh mềm nhằm thúc đẩy sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Với xu hướng đó, những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá văn hóa thông qua các hoạt động văn hóa tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh mềm của Việt Nam cần được phát triển và lan tỏa rộng hơn nữa, qua đó vừa thiết lập lá chắn từ xa bảo vệ nền văn hóa dân tộc, vừa giúp tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thu Nga (2021)

  • Các giá trị yêu nước, thân dân, trọng tài, khoan dung trong văn hóa chính trị đã tạo nên nguồn lực nội sinh vô giá để dân tộc ta sinh tồn và phát triển đồng thời làm cho sức mạnh Việt Nam có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân tộc cũng như nhân loại tiến bộ. Trong điều kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt, các giá trị đó được biểu hiện một cách độc đáo, bền vững so với các dân tộc khác và vì vậy, trở thành sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam, tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục với những nền văn hóa của dân tộc khác. Bài viết nhìn các giá trị văn hóa chính trị trong sự vận động hai chiều: hội tụ và lan tỏa sức mạnh mềm.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2021)

  • Từ ngã ba sông Bôi đến kinh đô Hoa Lư là một vùng đất có bề dày lịch sử nằm trong thung lũng rìa phía Đông Nam của dãy núi Hoành Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Nhu Quan, Gia Viễn và một phần huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là một vùng đất cổ tả - hữu ngạn sông Bôi, gắn với một vùng văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Việt - Mường, gắn với thân thế và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng - người khởi nghiệp triều Đinh trong buổi đầu quốc gia độc lập.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2021)

  • “Vốn văn hóa” là một thuật ngữ gắn với tên tuổi của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Đây là khái niệm nổi tiếng nhất của ông, có ảnh hưởng rộng lớn trong giới học giả thế giới trong khoảng nửa thế kỷ trở lại đây. Theo Bourdieu, “Vốn văn hóa” tồn tại ở ba dạng: hiện thân, khách thể hóa và thể chế hóa. Nó là nguồn gốc của những khác biệt giữa các cá nhân trong thành tích học tập, thị hiếu nghệ thuật, thói quen thực hành văn hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công trong cuộc sống mỗi người. Khái niệm “Vốn văn hóa” đã được tiếp nhận và được phát triển về mặt lý luận tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những quan điểm của các học giả khác nhau, tác giả bài viết đề xuất thêm một khái niệm của mình về vốn văn hóa.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phương diện nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đào tạo của các trường đại học văn hóa...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.