Search

Refine By:

Search Results

Results 2371-2380 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Môi trường văn hoá lành mạnh, hài hoà, phong phú và đa dạng chính là chiếc “nôi” nuôi dưỡng con người về mọi mặt. Sự cần thiết phải hoàn thiện các thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý lễ hội và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội, cụ thể hoá trách nhiệm,quyền lợi của người được giao thực hiện nhiệm vụ công việc và người đứng đầu.Đánh giá các quy định hiện hành về tổ chức quản lý lễ hội đưa ra giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách và thực hiện thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số đã thẩm sâu vào mọi lĩnh vực, làm thay đổi cách con người kết nối và giao dịch. Ngành Luật cũng không nằm ngoài dòng chảy thời đại này. Đại dịch Covid-19 như một chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi số đối với việc đào tạo luật để thích ứng với trạng thái "bình thường mới" trong tương lai. Bài viết này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất liên quan đến sự ra đời của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục pháp luật, các thách thức đối với nghề nghiệp ngành luật, các gợi ý để đảm bảo chất lượng đào tạo gắn lý thuyết với thực hành thông qua kho dữ liệu mở và các tòa án ảo. Tác giả bài viết nhân định, việc đào tạo sẽ trải qua những thay đổi lớn trong những năm tới đây bởi sự chuyển đổi số trong lĩnh vực pháp lý.

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Nga (2021)

  • Triều Nguyễn là vương chiều phong kiến cuối cùng trong lịch sử trung đại Việt Nam. Từ khi vua Gia Long lên ngôi đến hết thời gian cầm quyền của vua Tự Đức là thời kỳ độc lập của vương triều NGuyễn. Trong thời gian này, để củng cố vương triều, các vua triều NGuyễn đã xây dựng một lực lượng quân đội chính quy khá đông và manh. Cùng với đó, triều Nguyễn cũng coi trọng việc xây dựng chính sách đãi ngộ không chỉ cho lực lượng võ quan và binh lính mà còn dành cho thân nhân của họ. Mặc dù có một số hạn chế nhưng những chính sách này đã có tác dụng nhất định, góp phần củng cố vững mạnh quân đội, nhằm bảo đảm sự cai trị của vương triều đối với đất nước

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong nghiên cứu đặc biệt về covid - 19 của Global Web Index ( là một dịch vụ trả phí cung cấp thông tin chuyên sâu về việc sử dụng các trang web mạng xã hội trên toàn cầu và các quốc gia khác nhau, khảo sát người dùng internet tại 17 quốc gia cho thấy gần một nửa số người được hỏi đã dành thời gian nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông xã hội, trong khi đó khoảng cách một nửa số người dùng này cho biết họ đã sử dụng mạng xã hội nhiều hơn so với trước thời gian giãn cách xã hội.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2021)

  • Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học được sự quan tâm của ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hướng tới tự chủ đại học. Hiện nay ở nước ta có nhiều trường đại học thí điểm tự chủ, đào tạo của các trường chịu sự tác động của cơ chế thị trường, nhiều trường vẫn còn nhiều lo lắng tìm ra con đường phát triển phía trước, trong đó có trường Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo các sinh viên chủ yếu thuộc nhóm ngành xã hội cũng đang ở giai đoạn tự chủ. Chính vì thế việc đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo đã trở thành vấn đề cấp thiết, thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường hướng tới tự chủ đại học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thanh Nhã (2022)

  • Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu "Trường học hạnh phúc - Thầy côn hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội. Xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) hướng tới trường học hạnh phúc (THHP) là một nội dung quan trọng, phản ánh quá trình tạo lập, duy trì và lan tỏa các giá trị cốt lõi của mỗi cơ sở giáo dục, hướng tới trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp úng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho người học.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh; Lê, Thị Minh Trâm (2021)

  • Tri thức văn hóa bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân các dân tộc miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hệ thống văn hóa bản địa góp phần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương, góp phần làm nên bản sắc tộc người; là tài sản của mỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022)

  • Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và cũng là một quyền nhân thân cơ bản, quyền hiến định của công dân. Luật Cư trú năm 2020 là sự phát triển và bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú trong nước của công dân Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hóa, đó là sự gắn kết chặt chẽ quyền được thụ hưởng sự phát triển của công dân với sự phát triển văn hóa. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh thông qua năm bản Hiến pháp Việt Nam và các luật Cư trú, qua đó chỉ ra những sự kế thừa và điểm mới về quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam được quy định trong Luật Cư trú năm 2020.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2022)

  • Có thể nói, tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào, đều nhằm hướng tới một mục đích chung là có hiệu quả và phát triển. Đó là cơ sở để bảo đảm cho mỗi tổ chức phát triển bền vững và ổn định, là động lực bảo đảm tính tất yếu tồn tại của nó. Ngược lại, nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và kém hiệu lực thì nó sẽ không thể ổn định và phát triển, thậm chí có nguy cơ trì trệ, rối loạn. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, thúc đẩy các cơ quan, tổ chức vào môi trường siêu cạnh tranh và buộc họ cần phải đổi mới, sáng tạo, khẳng định sức mạnh riêng có nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, nếu không sẽ bị trượt khỏi cuộc đua của thị trường, đánh mất hình ảnh, thương hiệu. Vì vậy, mỗi tổ chức cần ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai; Lường, Hoài Thanh (2021)

  • Phát triển là một quy luật tất yếu khách quan. Quá trình phát triển của một quốc gia, dân tộc được thực hiện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, kỹ thuật... Trong đó, văn hóa luôn được coi là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển, không thể chỉ tập trung phát triển kinh tế. Văn hóa được xác định là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Sự phục hưng văn hóa truyền thống đã làm sống dậy tiềm năng to lớn góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.