Search

Refine By:

Search Results

Results 2341-2350 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Hà (2021)

  • Nhiều nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Thái có xu hướng xác lập “thầy mo Thái” như một khái niệm với nội hàm duy nhất, có tính đơn lập, để chỉ một kiểu người thực hành tâm linh trong cộng đồng. Bài viết này, từ sự phân tích về các nhu cầu/hoạt động tâm linh diễn ra trong cộng đồng Thái (bói toán, cúng gom tìm hồn vía, cúng trị ma, cúng tiễn hồn,…), các hoạt động nhóm nghề của mo bói (dượng), mo cúng hồn (một nhinh, một lao), mo tiễn hồn trong tang ma (mo phi), đã đi đến nhận xét rằng, thực tế, không có một khái niệm “thầy mo” đơn nhất và phổ quát được sử dụng trong cộng đồng Thái. Trong bối cảnh hiện tại, các cá nhân mo Thái còn có những động thái, những nỗ lực để giải quyết các vấn đề chưa từng phải đối mặt trong quá khứ. Và ở nhiều trường hợp, họ phải thực hành tổng h...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Sắc phong là “văn bản pháp lý”cho làng xã thờ thánh thần tại đình, chùa, đền, phủ, miếu, nghè của cộng đồng và nhà thờ họ, gọi chung là di tích. Nguồn tài liệu này trước đây cũng như hiện nay luôn được nhà nước, cộng đồng quan tâm gìn giữ, bảo quản cẩn thận, vì nó vừa được xem là là linh hồn của di tích dưới góc độ tâm linh, vừa là“báu vật”dưới góc độ văn hóa, lịch sử của làng, dòng họ, quốc gia. Năm 1944, sắc phong không còn được tiếp tục duy trì và thực hiện theo nghi thức của thời phong kiến. Bởi vậy, sắc phong có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế nên kẻ gian thường đột nhập vào di tích lấy trộm “báu vật” của làng mang bán cho các nhà sưu tầm đồ cổ ở trong nước và nước ngoài. Bài viết này đưa ra một số định hướng, cách thức quản lý nhà nước và phát huy vai trò của cộng đồng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Quảng (2021)

  • Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu có vai trò rất quan trọng đối với các triều đại Champa (trước năm 1306) và Đại Việt (từ sau năm 1306), gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đối với vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay nói riêng và miền Trung nói chung. Dù đã được đề cập rất sớm trong các tác phẩm sử học thời phong kiến và hiện cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến tòa thành này dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Hóa Châu. Chính vì vậy, qua việc khai thác nguồn tư liệu thực địa, trong bài viết này, chúng tôi đánh giá giá trị cũng như thực trạng của di tích thành Hóa Châu, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tốt n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trường Giang (2021)

  • Quá trình hình thành và phát triển của người Ê-đê ở Tây Nguyên đã tạo ra các đặc trưng văn hóa tộc người mang bản sắc và có tính độc đáo. Trong bản sắc đó có thể nhận dạng được những dấu ấn về biển và rừng còn in đậm trong tâm trí và các thực hành văn hóa của người Ê-đê trong truyền thống cũng như hiện tại. Yếu tố biển được thể hiện từ ngôi nhà dài, trong tục bảo vệ nguồn nước, bến nước, đến chế độ mẫu hệ mang tính đặc trưng của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Yếu tố rừng được thể hiện trong sở hữu tập thể về đất và rừng, tập quán khai thác tài nguyên rừng, và được ghi nhận qua sử thi Đam San nổi tiếng của người Ê-đê. Các đặc trưng này được coi như nền tảng văn hóa của người Ê-đê cần được trân trọng và bảo tồn.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo; Lê, Thanh Thủy (2021)

  • Vương Dương Minh (1472 - 1528) là nhà nho nổi tiếng của Trung Quốc ở thế kỷ XV. Sau khi ông mất, học thuyết của ông đã được phát triển thành học phái Dương Minh học, được truyền bá và phát triển mạnh ở các nước trong khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Nhật Bản. Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ XX, Dương Minh học mới dần được một số học giả quan tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các học giả đều đánh giá cao tính thực tiễn trong tư tưởng của Vương Dương Minh và đề cao vị thế của ông trong lịch sử Nho học. Thông qua những nghiên cứu của các học giả nổi tiếng ở thời kỳ này như: Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, Đào Trinh Nhất… về Dương Minh học, bài viết chỉ ra những nội dung và đặc điểm của việc nghiên cứu Dương Minh học trong giai đoạn đầu nửa thế kỷ XX ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2021)

  • Lễ hội, trong đó có lễ hội truyền thống là một thành tố của văn hóa, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội. Hoạt động của lễ hội đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào Việt Nam khiến việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống giảm hiệu quả. Vì thế, tăng cường quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2021)

  • Môi trường văn hóa là khái niệm hẹp hơn khái niệm văn hóa (nó chỉ bao gồm những yếu tố văn hóa liên quan đến con người, được con người nhận thức là cần thiết và trực tiếp cho bản thân mình). Môi trường văn hóa khác với khái niệm đời sống văn hóa ở chỗ nó là tiền đề để hình thành đời sống văn hóa (chỉ khi nào có sự tương tác giữa con người với môi trường văn hóa thì mới tạo ra đời sống văn hoá). Môi trường văn hóa cũng khác với không gian văn hóa (tuy cùng trong một không gian địa lý nhưng môi trường văn hóa vẫn hẹp hơn không gian văn hóa). Cấu trúc của môi trường văn hóa bao gồm các thiết chế văn hóa, các sản phẩm văn hóa tiêu dùng và các yếu tố văn hóa thực hành. Nó mang các đặc trưng: tính cụ thể; tính hữu hạn; tính thường xuyên (lặp lại); và tính chọn lọc.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2021)

  • Trong thời kỳ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng văn hóa đang trở thành một vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu. Sự khác biệt trong thế giới hội nhập đến từ yếu tố văn hóa, mà từng thị trường khác nhau với những đặc điểm văn hóa khác nhau. Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới ngày càng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường việc làm, sự chuyển dịch của lực lượng lao động các nước và tiếp tục tăng trưởng trong những năm sắp tới. Bối cảnh thị trường ngày càng mở cửa, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt sẽ làm việc ngày càng nhiều trong môi trường đa dạng văn hóa, rất cần sự thay đổi, nâng cao năng lực quản lý, kiến thức và kỹ năng làm việc.