Search

Refine By:

Search Results

Results 2321-2330 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2022)

  • kinh nghiệm thực tiễn luôn là bài học hữu ích cho việc triển khai mọi công việc có tính tương đồng cùng lĩnh vực nhất định nào đó. Đối với đào tạo nguồn nhân lực thì vấn đề rút ra được từ bài học kinh nghiệm thực tiễn là rất quan trọng, có thể rút ngắn được thời gian cho một chặng đường dài trong chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực bảo tàng Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2022)

  • Đời sống văn hóa là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển và hoàn thiện con người, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp. Trong bức tranh văn hóa của các dân tộc Việt Nam, văn hóa dân tộc Chăm, đặc biệt là người Chăm ở Ninh Thuận, là một mảng màu đặc biệt, ẩn chứa những giá trị, biểu tượng, các lớp văn hóa và là tấm gương phản chiếu trung thực lối sống và đặc điểm tộc người.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2022)

  • Khai bút là thủ tục cầm bút viết vào đầu năm mới của giới trí thức, sĩ tử, học trò xưa gắn với truyền thống Nho học. Sau thời gian dài gián đoạn, khoảng chục năm trở lại đây, tục khai bút được phục hồi và sáng tạo lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với đó, tục xin chữ, cho chữ đầu năm cũng ngày càng phổ biến, trở thành dịch vụ diễn ra rất sôi động ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các đền, chùa ở Hà Nội… Tục khai bút không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn có tác dụng khơi gợi khả năng sáng tạo, tinh thần cầu thị cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóa như hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Mai Anh (2022)

  • Nghệ thuật sơn mài Việt Nam vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng chứa đựng nét văn hóa Á Đông đa dạng và huyền bí. Trải qua những chặng đường lịch sử, nghề sơn qua trang trí kiến trúc, đồ thờ và tượng ở đình, chùa Việt không chỉ cho thấy sự thăng hoa của một nghề truyền thống, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cổ mang đậm chất Phật giáo, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển nền nghệ thuật của người Việt.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Nhung (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tài liệu, kết hợp với việc khảo sát thực địa, bài viết phác dựng lại quá trình truyền bá, phát triển và suy tàn của Đạo giáo ở Việt Nam nói chung, khu vực huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nói riêng. Bài viết chứng minh rằng với những đặc trưng địa - chính trị, địa văn hóa riêng biệt, vùng đất Thạch Thất nổi lên như là một trong những trung tâm Đạo giáo sớm nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác, sau khi du nhập vào Thạch Thất, Đạo giáo chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Các Đạo quán vốn là cơ sở thờ tự quan trọng nhất của Đạo giáo, ngoài thờ các hình tượng Đạo giáo điển hình như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,... còn có các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng, các thần linh có...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Vũ Thị Cẩm Thanh (2022)

  • Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò, đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thanh niên được xác định là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2030 và nhiều chính sách khác nhằm bồi dưỡng, phát huy vai trò tiên phong của thanh niên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên. Trong thời gian qua, quá trình xã hội hóa công tác thanh niên, xây dựng văn hóa chính trị trong thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi, tạo môi trường thích hợp để bồi dưỡng và phát huy năng lực, sức trẻ, tinh thần sáng tạo của thanh niên. Bài viết nhằm đánh gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2022)

  • Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ là hai thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc của một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Hai thể loại này được chính người dân địa phương sáng tạo, trao truyền cho các thế hệ sau và bồi đắp không ngừng trong lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt tinh thần của đồng bào ở đây. Nghiên cứu để bảo tồn, phát huy Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ nằm trong định hướng, chiến lược phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên ngành âm nhạc học và nhân học văn hóa, bài viết trình bày diện mạo của Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ, rút ra những giá trị độc đáo góp phần tôn vinh hai thể loại âm nhạc dân gian có tiềm năng rất lớn để đưa vào...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2022)

  • Pà Thẻn là một tộc người thiểu số còn lưu giữ khá nhiều truyền thống văn hoá, tín ngưỡng độc đáo. Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một nghi lễ mang tính chất tâm linh đã tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mô tả, khảo cứu lễ nhảy lửa từ góc độ nghi lễ hoặc trong tương quan với các nghi lễ nhảy lửa của các đồng bào thiểu số khác. Và hầu như chưa tiếp cận nghi lễ nhảy lửa từ phía chủ thể văn hoá - người sáng tạo và thực hành nghi lễ như các thầy cúng/thầy Shaman, người tham gia nhảy lửa và từ phía cộng đồng tham dự nghi lễ. Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn, điền dã dân tộc học, căn cứ vào tư liệu thu thập được từ thực địa tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, bài viết này phân tích, đối chiếu nghi lễ nhảy lửa của n...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Quỳnh Lưu (2022)

  • Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là các lưu dân đến từ nhiều nơi khác nhau. Trong quá trình định cư, những cư dân này đã tận dụng môi trường biển nhiều tài nguyên để tạo nên những ngành nghề kinh tế gắn với biển như đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối, khai thác khoáng sản… Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa môi trường và nghề kiếm sống ven biển của cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xem xét sự thích nghi và lối ứng xử với biển của cư dân nơi đây bằng cách tiếp cận lý thuyết sinh thái học văn hóa theo quan điểm của Julian Haynes Stewward (1938).

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Phương Hậu; Thành, Thu Trang (2022)

  • Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía đông bắc của Tổ quốc, có vị thế địa chính trị rất quan trọng. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn đã là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng phát triển kinh tế, là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày nay, vùng thương cảng Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đông bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn hoá đặc trưng của vùng thương cảng Vân Đồn dần hình thành, trong đó có văn hóa sinh kế. Trên cơ sở làm rõ nội dung, đặc điểm của văn hóa sinh kế cư dân vùng thương cảng Vân Đồn, bài viết phân tích giá trị, tác động của văn hóa sinh kế đó trong đời sống văn hóa nói chung của cư...