Search

Refine By:

Search Results

Results 2241-2250 of 2670 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2021)

  • Gia đình là một yếu tố luôn vận động và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Do vậy, tìm hiểu về các hình thức phát triển của gia đình cũng phần nào cho thấy lịch sử phát triển của xã hội và ngược lại. Vậy nên, nghiên cứu di sản của các nhà kinh điển về gia đình là điều cần thiết và góp phần hoàn chỉnh hơn cơ sở lý luận cho vấn đề này ở Việt Nam và cũng để tiếp tục hoàn thiện mô hình gia đình văn hóa Việt Nam hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Phòng (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm có ý nghĩa.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Trong nhiều năm qua, các hoạt động đã được nghành văn hóa từ trung ương đến cấp địa phương quan tâm, được đầu tư ở những mức độ khác nhau. Riêng với cấp tỉnh/ thành phố, tùy từng điều kiện cũng như sự quan tâm của từng địa phương mà mức độ quan tâm đầu tư cũng khác nhau. Với hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã được áp dụng ở hầu hết các nghành nghề trong đó nghành bảo tàn học cũng không nằm ngoại lệ, đặc biệt là ứng dụng để trưng bày hiện vật. ngày nay các bảo tàng cấp tỉnh/ thành phố luôn được trú trọng đến việc đầu tư công nghệ thông tin vào lĩnh vực của mình, để có thể tận dụng được những ưu điểm đó.

  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Bình (2021)

  • Công nhân lao động (CNLĐ) ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ này là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người của quốc gia. Trong đó, quan tâm đến tiêu dùng văn hóa (TDVH) của CNLĐ là cần thiết để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ hiện đại. Trên cơ sở thực trạng TDVH của CNLĐ, bài viết đưa ra một số nhận định về xu hướng TDVH của CNLĐ ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2022)

  • Lễ hội chính là nơi thể hiện rõ nhất sinh hoạt đời sống con người và từ những ước vọng tâm linh của cộng đồng. Có thể nói, lễ hội chính là nơi bảo tồn và phát huy tốt nhất các truyền thống văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều lễ hội đã bị biến tướng, đặc biệt là vấn đề văn hóa ứng xử trong lễ hội đã làm mất đi phần nào giá trị của hoạt động truyền thống tốt đẹp này. Từ thực tế này, đêr gìn giữ nét đẹp văn hóa của các lễ hội truyền thống, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, giá trị của lễ hội, ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là vô cùng quan trọng.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các loại hình diễn xướng, trò chơi dân gian thì cộng động có vai trò quyết định, nhưng hơn hết là vai trò trung tâm của những "báu vật nhân văn sống " đang nắm giữ, thực hành, sáng tạo, trao truyền những giá trị văn hóa vô giá của cộng đồng. Để phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của các nghệ nhân tỏng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì cần phải khẩn trương điều chỉnh, xây dựng những chính sách phù hợp đối với nghệ nhân, đặc biệt cần có chính sách đặc thù dành cho nghệ nhân người dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người việt, thể hiện đặc trưng văn hóa của từng tộc người, từng khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, sự mở cửa giao lưu, đã tác động không nhỏ đến công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Sự tác động đó có cả những yếu tố tích cực, tuy nhiên sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là một đe dọa tới việc bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong lễ hội. Điều này đòi hỏi cần có những nhìn nhận thấu đáo để đưa ra những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, giữ gìn những giá trị tốt đẹp vốn có của các lễ hội truyền thống.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm màu sắc với những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số là người Dao và người người Mường. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa cũng dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của những cộng đồng người này. Trên cơ sở phân tích những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tham luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đệp của cộng đồng người Dao nơi đây.