Search

Refine By:

Search Results

Results 2221-2230 of 2670 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Nguyễn Lê (2022)

  • Khi giải thích những động lực dẫn tới hiện tượng kết hôn qua môi giới đang diễn ra sôi nổi hơn ba thập kỷ qua giữa các quốc gia châu Á, khoa học xã hội tập trung vào các vấn đề chính như: sự nâng cao trình độ học vấn và thu nhập của nữ giới cũng như lựa chọn chậm kết hôn ở các nước phát triển; sự nghèo khó và nhu cầu về tiền bạc của phụ nữ từ các nước kém phát triển hơn. Ở một góc nhìn khác, bài viết này phân tích truyền thống và những biến đổi của thỏa ước tài chính theo giới trong hôn nhân, xem đây là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi lựa chọn kết hôn ở nhiều xã hội châu Á từ cuối những năm 1980, dẫn tới trào lưu kết hôn quốc tế qua môi giới. Nghiên cứu này tập trung vào trường hợp kết hôn qua môi giới Việt - Hàn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Sơn (2022)

  • Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự xáo trộn mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng, sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu. Ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ khi trở thành một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn đầu đại dịch bùng nổ. Tuy vậy, nhờ những chính sách được định hướng và triển khai một cách hiệu quả, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã dần thích ứng và tạo nên động lực phát triển cho Hàn Quốc trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa chính trị, khoa học và công nghệ. Bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn khái quát về tác động của đại dịch đến Hallyu, tập trung phân tích chính sách thúc đẩy cũng như một số kết quả đạt được, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Võ, Thị Ngọc Anh (2022)

  • Thổ cẩm của mỗi dân tộc thiểu số tại Việt Nam có những nét đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần và lối sống của mỗi tộc người. Trong đó, thổ cẩm của dân tộc H’mông là một trong những loại vải thổ cẩm có màu sắc phong phú, đẹp mắt và được nhiều người yêu thích nhất trong số các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thông qua việc ứng dụng chất liệu thổ cẩm dân tộc H’mông trong thiết kế Áo dài hiện đại, một mặt góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, mặt khác vẫn mang tính ứng dụng hiện đại trong thiết kế thời trang. Sự kết hợp đó như một sợi dây vô hình kết nối văn hóa miền xuôi với miền ngược, đưa bản sắc văn hóa vào nhịp sống hiện đại, tạo nên những thiết kế Áo dài tân thời, nhưng vẫn mang những nét đặc trưng truyền thống nổi bật....

  • Article


  • Authors: Phạm, Lan Oanh; Đặng, Hoài Thu (2022)

  • Nghệ thuật biểu diễn dân gian là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật biểu diễn dân gian ở các nhóm cộng đồng/dân tộc là không đồng đều. Điều đó dẫn đến một hệ quả là, có những di sản tương tự nhau nhưng mức độ diễn xướng/trình diễn/thực hành lại khác nhau. Từ di sản “múa sư tử mèo” của đồng bào Tày và Nùng ở tỉnh Lạng Sơn đã được ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chúng tôi muốn bàn thêm về giá trị của di sản “múa sư tử mèo” và khái niệm diễn xướng, trò diễn, trình diễn dân gian.

  • Article


  • Authors: Lê, Công Sự (2022)

  • “Đẻ đất đẻ nước” là sử thi thần thoại, phản ánh nhiều phương diện trong đời sống của người Mường. Từ thuở khai thiên lập địa đến khi hình thành tộc người, người Mường có một lãnh thổ gồm 1.919 bản trải rộng trên địa bàn thuộc các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa. Bằng phương pháp phân tích văn bản, tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử, bài viết luận giải triết lý nhân sinh của người Mường về sự hình thành đất - nước - lửa - con người và xã hội Mường qua những gian lao vất vả trên bước đường tìm kế mưu sinh, chống chọi với thiên nhiên và giải quyết xung đột xã hội.

  • Article


  • Authors: Lê, Đức Hạnh (2022)

  • Islam giáo là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ khi du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này hiện diện chủ yếu trong cộng đồng người Chăm và đã có những biến đổi, giao thoa với tín ngưỡng, tôn giáo khác, hình thành nên cộng đồng Chăm Islam, Chăm Bà Ni, Chăm Bà-la-môn. Người Chăm ở An Giang theo Islam có quan hệ đồng đạo với các cộng đồng Islam ở Đông Nam Á, khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Qua sinh hoạt tôn giáo của người Chăm ở An Giang cho thấy giáo luật của Islam giáo đã có những ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế,... của cộng đồng này. Bài viết cho thấy lược sử du nhập, sự hình thành cộng đồng Chăm Islam ở An Giang và những tác động từ giáo luật Islam đến văn hóa - xã hội tộc người Chăm ở An Giang.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2022)

  • Vốn văn hóa là khái niệm nổi tiếng nhất của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Tuy không đưa ra một định nghĩa chặt chẽ, nhưng Bourdieu đã chia vốn văn hóa thành ba dạng: vốn văn hóa chủ thể hóa; vốn văn hóa khách thể hóa; vốn văn hóa thể chế hóa. Trong đó, “vốn văn hóa chủ thể hóa” dùng để chỉ dạng vốn văn hóa biểu hiện như là những phẩm chất, tri thức và năng lực văn hóa của con người. Trong hoạt động kinh tế, “vốn văn hóa chủ thể hóa” phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế thông qua ba lĩnh vực văn hóa cụ thể là: 1) Văn hóa đối với thiên nhiên trong hoạt động kinh tế; 2) Văn hóa đối với nghề nghiệp; 3) Văn hóa liên cá nhân. Thực hiện tốt ba dạng văn hóa đó sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua những chỉ số như tiết kiệm, sáng tạo, năng suất và hi...

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang; Đinh, Hoàng Kim Ngân (2021)

  • Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trước áp lực của thực dân hóa và phương Tây hóa, ở nhiều nước châu Á đã chứng kiến một phong trào cải cách đạo Phật có tính quốc tế. Phong trào này không chỉ góp phần lấy lại vị thế của Phật giáo trong các xã hội thuộc địa, mà còn gây ảnh hưởng sâu sắc lên các tầng lớp xã hội khác nhau. Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra từ thập niên 1920 và kéo dài trong các thập niên về sau không nằm ngoài xu hướng đó. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về “chủ nghĩa hiện đại Phật giáo” và “khúc xạ văn hóa”, bài viết chỉ ra những khác biệt của phong trào chấn hưng Phật giáo của Việt Nam so với các cuộc vận động diễn ra trong cùng kỳ ở các nước Đông Á và Đông Nam Á “đồng văn, đồng chủng”. Mặc dù chia sẻ nhiều điểm tương đồng với pho...