Search

Refine By:

Search Results

Results 2081-2090 of 2670 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Phương Thanh (2022)

  • Ví, giặm ra đời và phát triển từ TK XVII-XVII, trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng, với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ người lao động đến văn nhân, nho sĩ. Ngày nay, trung tâm của di sản ví, giặm ở các làng nàm hai bên bờ sông Lam và sông La như làng Kim Liên, Bói Sơn (Nghệ An); Thạch Việt, Trường Lưu (Hà Tỉnh). Ví, giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nghệ Tĩnh, được thực hành phố biến trong đời sống, trong các cuộc vui, lễ hội, liên hoan, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng và còn được khai thác thành các trình điễn nghệ thuật trên sân khấu.

  • Article


  • Authors: Lê, Quỳnh Trang (2023)

  • Xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề về sức khỏe tinh thần của con người ngày càng được báo động. Những năm gần đây, tỉ lệ căng thẳng, trầm cảm hay lo âu ngày càng tăng. Múa trị liệu được xem là một biện pháp can thiệp tập trung vào sự chuyển động để cải thiện các triệu chứng về tâm lý hay những rồi loạn thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của múa trị liệu. Nghiên cứu này giới thiệu những thông tin cơ bản về múa trị liệu và hiệu quả của múa trị liệu.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Cách mạng công nghiệp 4,0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có công tác đào tạo sau đại học ngành văn hoà - trụ cột quan trọng của các cơ sở đào tạo vẫn hóa nghệ thuật. Bên cạnh những cơ hội như Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đển sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học; có những thách thức như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ cho đào tạo sau đại học ngành văn hoá chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ, trình độ ngoại ngữ và công nghệ của cả đội ngũ giảng viên, học viên còn hạn chế, chuyển đổi kỹ thuật số chưa thực sự mạnh mẽ. Vì vậy, các cơ sở đào tạo sau đại học ngành văn hóa cần triển khai các giải pháp đồng bộ: nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về đào tạo sau đại ...

  • Article


  • Authors: Đặng, Trần Hiếu (2023)

  • Hiện nay, có rất nhiều biên đạo múa, sinh viên nghệ thuật trẻ đã bắt đầu khai thác yếu tố dân tộc qua các điệu múa, kết hợp với âm nhạc dân tộc, tạo nên những giá trị mới, đan xen giữa văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, sự hiểu biết về dân tộc của sinh viên khi biên đạo múa còn hạn chế, do chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như môi trường để luyện tập. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo vũ đạo, cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được trải nghiệm văn hóa các dân tộc và có cơ hội thực hành các sản phẩm múa do chính họ biên đạo.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thùy (2023)

  • Ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ngày 2-12-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 đến 2030 đã khỏi đầu cho công cuộc chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam, mở ra vận hội mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian. CĐS là xu hướng tất yếu đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cách thức giải quyết phù họp, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng dân gian trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ (2022)

  • Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là một lĩnh vực rất quan trọng trong sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Ngày nay, nhiều mạng xã hội ra đời giúp quan hệ công chúng có những công cụ tốt hơn để thực hiện chức năng của mình. TikTok là một ứng dụng mới và phổ biến, nhất là với giới trẻ. Bài viết đưa ra các ưu điểm và hạn chế khi công ty, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng TikTok để thực hiện hoạt động quan hệ công chúng.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ (2022)

  • Lễ hội truyền thống (LHTT) là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nó phản ánh lịch sử, phong tục tập quán, tinh thần đoàn kết của người dân trong cùng một địa phương. Thế hệ Gen Z (năm sinh từ 1995-2010) là một thế hệ năng động, nhiệt huyết, được tiếp cận sớm với công nghệ và toàn cầu hóa. Đây là thế hệ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghiên cứu này tìm hiểu hứng thú của thế hệ Gen Z với LHTT địa phương ở cả phần lễ và phần hội.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2023)

  • Bài viết về vấn đề cách mạng công nghiệp 4.0 với nghệ thuật biểu diễn - cơ hội và thách thức. Trong bài viết, tác giả đề cập tới các nội dung chính bao gồm: Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghệ thuật biểu diễn; Cơ hội; Thách thức; Một số giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Phạm, Văn Phê (2023)

  • Từ xa xưa cho tới ngày nay, sách luôn gắn bó với đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, môi dân tộc. Đọc sách là nét đẹp văn hóa, giúp ta mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi linh vực, rèn luyện cho ta những kỹ năng, tình cảm và thôi quen hữu ích. Với thời đại công nghệ số hiện nay, việc đọc không chi giới hạn trong các tài liệu in truyền thống mà còn mở rộng trên các phương tiện nghe, nhìn. Phát triển văn hóa đọc thông qua bất kỳ hình thức nào cũng đều hướng đến mục tiêu: mang tri thức tiếp cận đèn môi cá nhân và cộng đồng để từ đó góp phân thiết thực nâng cao chất lượng dân trí, phát triển bền vũng nguồn nhân lục của đất nước.