Search

Refine By:

Search Results

Results 2031-2040 of 2670 (Search time: 0.035 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú (2023)

  • Bài viết về việc đa dạng hoạt động văn hóa của các thiết chế văn hóa. Trong bài viết, tác giả đề cập tới các nội dung chính: Các khái niệm liên quan; Thực trạng các thiết chế văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa tại các thiết chế văn hóa; Giải pháp đa dạng hóa hoạt động.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thị Thanh Diệu; Đặng, Thanh Sơn (2023)

  • Quản trị thông tin là một lĩnh vực quan trọng đối với tất cả các tổ chức, bao gồm cả các cơ sở giáo dục đại học. Phát triển hoạt động quản trị thông tin sẽ giúp các cơ sở giáo dục đại học đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả quản trị, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường. Quản trị thông tin hiệu quả không chỉ tác động đến việc cung cấp nội dung giảng dạy mà còn đến quá trình tương tác giữa sinh viên và giảng viên cũng như quản lý hồ sơ và hoạt động nghiên cứu. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan về mô hình quản trị thông tin được áp dụng tại các cơ sở giáo dục đại học, tổng hợp và dự báo các xu hướng quản trị thông tin trong bối cảnh chuyển đổi ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập với quốc tế, ngành du lịch đã trở thành ngành mũi nhọn trong "công nghiệp văn hóa". Vai trò của du lịch ngày một quan trọng trong sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Khánh Hòa là một tinh có tiềm năng du lịch to lớn. Trong bài viết, các tác giả đã có nhận xét về hiện trạng du lịch của Khánh Hòa, cái "vốn di sản văn hoa" để phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh những mặt nổi trội về du lịch Khánh Hòa, các tác giả còn có nhận xét về một số tồn tại cần được góp ý và có kiên nghị, giải pháp trong lĩnh vực khai thác di sản văn hóa. Đó là chưa có một điểm nhấn về các di sản tập trung ở nơi trưng bày đê du khách trong và ngoài nước thăm Khánh Hòa có thể có hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và lịch sử nơi đây. Cụ thể là chưa có bả...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cẩm Bình (2023)

  • Dữ liệu lớn đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhờ vào tốc độ phát triển đột phá của công nghệ số và đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc khai thác dữ liệu lớn hiệu quả giúp tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị cao. Do đó, vấn đề phân tích dữ liệu lớn là nhu cầu cấp thiết. Các kỹ thuật giảm chiều đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều kỹ thuật khai thác dữ liệu như phân loại và phân cụm dữ liệu, đặc biệt đối với dữ liệu lớn có số chiều thuộc tính hoặc kích thước lớn. Giảm chiều dữ liệu được sử dụng như là một bước tiền xử lý trước khi tiến hành kỹ thuật khai thác dữ liệu, nhằm mục đích đưa ra các kết quả chính xác hơn và cải thiện thời gian phân tích trong không gian dữ liệu nhiều chiều. Bài viết trình bày các khái niệm dữ liệu lớn, kỹ thuật g...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2022)

  • Bảo tàng tỉnh, thành phố chiếm một tỉ lệ lớn trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương - một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bảo tàng tỉnh, thành phố cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đặc biệt trên phương diện giao tiếp, phục vụ cộng đồng. Để ứng phó, nhiều bảo tàng đã có những thay đổi linh hoạt để có thể từng bước thích ứng với bối cảnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của một thiết chế văn hóa - giáo dục trên địa bàn địa phương. Bài viết này tập trung tìm hiểu, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động cụ thể ở một số bảo tàng tỉnh, thành phố, trọng tâm là Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tiến hành, mang lại hiệu quả trong việc giáo dục lịch sử, văn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2023)

  • CMCN 4.0 đang diễn ra tập trung tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một phần châu Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc,..). Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Chính phủ/tổ chức nhằm thích ứng với thay đổi. Trước tác động của CMCN 4.0 thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cần được nghiên cứu nghiêm túc, cần là những người có khả năng tích hợp và sáng tạo ra các giá trị mới. Bởi chỉ có những con người tự do sáng tạo, có khả năng kết nối, tích hợp thì trí tuệ nhân tạo, robot mới không thể thay thế họ trong công việc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2023)

  • Bài viết về việc khai thác tư liệu phục vụ biên soạn mục từ trong lĩnh vực múa. Nội dung được tác giả triển khai trong bài viết bao gồm: Các nguồn tư liệu được sử dụng; Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2023)

  • Trong 36 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986-2022), khu vực sản xuất công nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và từng bước có sự phát triển. Đến nay, cả nước hiện trên 400 khu công nghiệp (KCN) được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và hoạt động của các KCN còn nảy sinh một số bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh trong các KCN. Bài viết đề cập tới thực trạng cơ chế, chính sách, pháp luật về sự hình thành, tổ chức và hoạt động của KCN và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Mỹ Dung (2023)

  • Quản trị thông tin là việc một tổ chức sử dụng các phương thức để lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát một cách có hiệu quả các nguồn thông tin. Thông tin được khai thác tối đa thông qua quá trình chia sẻ chính xác, tin cậy, an toàn, bảo mật, tuân thủ đúng pháp luật. Người quản trị thông tin phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ bảo mật thông tin, đảm bảo duy trì thiết bị truyền thông tin. Trong môi trường số, hầu hết các lĩnh vực đều cần truyền tải dữ liệu, thông tin qua môi trường mạng, lưu lượng Internet cũng như các dịch vụ nội dung tăng không ngừng, số lượng người dùng cũng gia tăng về số lượng. Vì vậy, quản lý, cải tạo hệ thống mạng cho cộng đồng, quản lý, giám sát, điều khiển các loại lưu lượng sao cho hợp lý và đảm bảo chất lượng cho người dùng đang được ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Hồng Hà (2023)

  • Trong y học, tổng hợp hình ảnh có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh. Tổng hợp hình ảnh y học là quá trình trích rút các đặc trưng quan trọng từ hai hay nhiều hình ảnh y học và kết hợp những đặc trưng đó với nhau để tạo ra một hình ảnh y học duy nhất mang thông tin từ các hình ảnh riêng lẻ. Các loại hình ảnh y học phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh bao gồm: ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Image - MRI), ảnh chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography - CT), ảnh chụp cắt lớp phát xạ Positron (Positron Emission Tomography - PET), ảnh chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn Photon (Single-Photon Emission Computed Tomography - SPECT),... Bác sĩ cần phải quan sát thông tin trên nhiều loại hình ảnh, nhiều góc chụp khác nhau để có t...