Search

Refine By:

Search Results

Results 1931-1940 of 2670 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Minh Của (2020)

  • Đình làng Lăng Xuyên, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương được trùng từ năm Khải Định thứ 2 (1917). Ngoài đình không chỉ có giá trị nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu mà còn có ý nghĩa tâm linh gắn với lịch sử văn hóa dân tộc Việt trong cộng đồng cư dân địa phương

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Nếu chất liệu đất sét là một chất liệu phổ biến trong các chất liệu thủ công thì thủy tinh lại là chất liệu mê hoặc nhất. Dưới tác động của ánh sáng, vẻ đẹp của thủy tinh lại trở nên lung linh, kỳ ảo. Một trong những hình thức phổ biến của nghề thủy tinh truyền thống trên thế giới là tranh kính màu gắn trên những ô cửa sổ. Cửa sổ kính màu nghệ thuật là một trong những tài sản tuyệt mỹ của các nhà thờ Thiên chúa giáo; những ô cửa kính màu có vai trò quan trọng trong kiến trúc nhà thờ và tiếp tục được sử dụng trong những công trình xây dựng mới khắp thế giới. Mặc dù khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về nguồn gốc, kỹ thuật chế tác tranh kính màu. Bài viết góp phần làm sáng tỏ nội dung này để làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về giá trị ...

  • Article


  • Authors: Lê, Quỳnh Trang (2021)

  • Along with the development of society, dance has constantly changed to fulfill its role and function well. The competition to keep the lines of national art, ethnic dance, dance also changes to enrich to create new identities of this art. The development of the society along with the requirements of spiritual values that the dance of singing to people asked the instructors of the dance of performing arts have special characteristics of the personality changed with its to the past.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thành Tâm (2023)

  • Nhận thấy tầm quan trọng của sách, tri thức và văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng. Tiêu biểu như Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản", trong đó đề ra một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải "Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóá đọc của các tầng lớp nhân dân", đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi. Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nhấn mạnh đến chủ trương cần phải đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo theo tín chỉ, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, đòi hỏi người học, học sinh, sinh viên phải không ngừng tự học, tự đọ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Mai; Chu, Vân Khánh (2013)

  • Công nghệ đã làm thay đổi tính chất của công tác thư viện. Trước tác động của công nghệ, chuyển đổi số thư viện được coi là một nhiệm vụ cấp thiết và một xu thế tất yếu của các thư viện và cơ quan thông tin. Trong bối cảnh đó, một thế hệ nhân viên thư viện mới đã xuất hiện, đảm đương các vai trò, nhiệm vụ mới. Nguồn nhân lực này được coi là một trong những điều kiện thiết yếu để chuyển đổi số thư viện thành công. Bài viết trình bày một số vấn đề khái quát về nhân lực thư viện số trên các khía cạnh bối cảnh xuất hiện, định nghĩa, vai trò của nhân lực thư viện số, qua đó, nhân diện một số yêu cầu về kỹ năng đối với nhân lực thư viện số trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều bên quan tâm, cụ thể là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết tiếp cận nghiên cứu các nội dung gồm: quan niệm về di sản đô thị và đô thị di sản; thực trạng bảo tồn di sản đô thị ở nước ta trong thời kì hội nhập; một số ý kiến về bảo tồn di sản đô thị cổ trong quá trình phát triển đô thị hiện đại; vấn đề đặt ta trong việc thực hiện hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc trong phát triển đô thị hiện đại ở nước ta.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Di tích khảo cổ này thuộc nền văn hóa Đông Sơn và được phát hiện từ năm 1972 với hàng ngàn hiện vật quỷ của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học..., di tích khảo cổ học này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ khi công nhận đến khu di tích nay, khảo cổ học này đã được chính quyền và cộng đồng có những hoạt động cụ thể như bảo vệ không gian cảnh quan và tuyên truyền thông qua các sự kiện... Tuy nhiên, để giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật của khu di tích khảo cổ làng Vạc thì các bên liên quan (Chính quyền các cấp ở địa phương, ngành văn hóa, cộng đồng cư dân sở tại) nên thực hiện các giải pháp phát huy (trực tiếp và gián tiếp) ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVI (1533) cùng tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Cùng với sự xuất hiện của đạo Công giáo, nhà thờ Công giáo cũng xuất hiện trong cảnh quan đời sống tôn giáo Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã định hình được với bản sắc văn hóa, nhiều công trình đã trở thành di sản văn hóa - kiến trúc, mang lại dấu ấn cho một vùng, miền.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm, từ rất lâu con người đã có hoạt động bưu chính. Thoạt đầu tổ chức bưu chính còn giản đơn, hoạt động còn hạn chế. Khi kinh tế phát triển, trình độ văn minh cao hơn, nhu cầu thông tin liên lạc của con người đòi hỏi nhiều hơn thì hoạt động bưu chính cũng có những tiến bộ mới. Sự xuất hiện của tem bưu chính là một bước ngoặt trong hoạt động bưu chính. Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm tem thư (tem bưu chính) được định nghĩa như sau: "Tem thư là miếng giấy nhỏ thông thường chữ nhật có in tranh, ảnh, và giá tiền do bưu điện phát hành dùng để dán lên các bưu phẩm dung làm chứng từ cước phí".

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Bài viết nhận diện nhân tố cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn từ lý thuyết Các bên liên quan. Bài viết tập trung là rõ 3 vấn đề: 1/ Lý thuyết các bên liên quan và vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cứu bảo tồn quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn; 2/ Vai trò của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn quần thể đi tích Thương cảng Vân Đồn; 3/ Cộng đồng địa phương với việc phát huy các giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn trong hoạt động du lịch.