Search

Refine By:

Search Results

Results 1691-1700 of 2670 (Search time: 0.023 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần,Thị Thu Nhung (2019)

  • Trong xu thế đào tạo đa ngành, đa nghề của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang phải nghiên cứu đến tính hiệu quả đào tạo của các ngành, chuyên ngành hiện đang đào tạo tại Trường. Qua 60 năm đào tạo, bên cạnh những ngành học truyền thống đã làm nên thương hiệu của Trường, còn có những ngành học mới ra đời, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình đã triển khai thực hiện được 5 năm tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cho đến nay, Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn là trường đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo ngành Gia đình học và chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình. Qua thực tế đào tạo, chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo các vấn đề xung quanh việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình và cần có hướng đi mới cho n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Cần (2019)

  • Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đổi thay của đất nước, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cũng diễn ra nhiều thay đổi không chỉ về tên gọi, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng viên, lượng người học, mà còn là sự thay đổi về các ngành đào tạo, cấp đào tạo và sự đổi mới về loại hình, chương trình, phương thức đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học… Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thành tựu và giá trị thu được sẽ là nguồn lực và hành trang để nhà trường tiếp tục kế thừa và phát huy trong xây dựng, phát triển thời gian tới

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2019)

  • Đào tạo nghệ thuật tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những hoạt động mang đậm dấu ấn của Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, mà tiền thân là Khoa Văn hóa quần chúng. Dù không đào tạo chuyên nghiệp về nghệ thuật như các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong cả nước, nhưng hoạt động đào tạo nghệ thuật tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có được những thành tựu nhất định, đóng góp vào thành công chung của nhà trường trong sự nghiệp đào tạo cán bộ văn hóa

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Việt Hương (2011)

  • Tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là folklore học. Đó là một thể loại khá đặc biệt so với các thể loại khác của văn học dân gian. Các công trình nghiên cứu về tục ngữ, dù ít hay nhiều, dù nông hay sâu đều đề cập tới bản chất của tục ngữ. Các ý kiến đánh giá có thể khác nhau tùy theo góc độ của người nghiên cứu. Song, tất cả đều thống nhất cho rằng tục ngữ là hiện tượng phức tạp về bản chất. Nó vừa là hiện tượng của tư duy, vừa là hiện tượng của lời nói, của đời sống tư tưởng, văn hóa tinh thần, đồng thời là một hiện tượng nghệ thuật

  • Article


  • Authors: Phan,Thị Yến Tuyết (2014)

  • Vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng biển của 9 tỉnh, thành Nam Bộ được khảo sát dưới góc độ phát triển bền vững. Các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng biển Nam Bộ luôn gắn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, đối phó với tác hại lớn lao đang và sẽ diễn ra của hiện tượng biến đổi khí hậu, là nội dung quan trọng, đầy thách thức của phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề con người với môi trường tự nhiên của ngành nhân học biển (maritime anthropology) là giải quyết mối quan hệ giữa môi trường biển và hoạt động sinh tồn của con người, đó là cơ sở tìm kiếm những chính sách hướng đến sự phát triển bền vững cho ngư dân và cư dân địa phương. Sự phát triển bền vững của nghề biển chính là vấn đề môi trường và vấn đề này cần được xem như một nguyên tắc phát triển...

  • Article


  • Authors: Đặng,Thị Hoa (2018)

  • Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh trong đời sống văn hóa tộc người, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, lễ hội, nghi lễ chu kỳ đời người,… Tuy nhiên, nhìn lại thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ 1986 đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu có sự thiên lệch giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa các vùng miền và đặc biệt là giữa các tộc người. Có những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người còn chưa được khỏa lấp, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới

  • Article


  • Authors: Văn,Giá (2019)

  • Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” của Giáo sư Jan Gehl không phải là một công trình nghiên cứu hàn lâm, mà là một công trình nghiên cứu thực tiễn, hướng vào vấn đề quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị hiện đại. Do những quan niệm lầm lạc, do sức ép về kinh tế và dân số, khoảng 50 năm trở về trước, hầu hết các đô thị ở các quốc gia trên thế giới được xây dựng hoặc không có triết lý, hoặc đi theo triết lý phục vụ phương tiện xe cơ giới, phục vụ chính các công trình, chứ không phục vụ con người. Từ đó dẫn đến rất nhiều đô thị phát triển lộn xộn, tùy tiện, ngày càng gia tăng nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mất an ninh, chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị thấp… Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” đưa ra triết lý đô thị vì con người, cho con người; theo đó toàn bộ quy hoạch, thiết kế, ...

  • Article


  • Authors: PGS.TS. Nguyễn,Tri Phương (2004)

  • Lễ hội nói chung, đặc biệt các lễ hội cổ truyền, đều xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, thường diễn ra như một cơ hội để con người thể hiện tấm lòng sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn. Nói một cách khác, tín ngưỡng và lễ hội có một mối quan hệ mật thiết với nhau

  • Article


  • Authors: Phan,Thuận Thảo (2019)

  • Khổng học - một triết thuyết nổi tiếng của Trung Quốc do Khổng Tử lập ra từ thời cổ đại - là một học thuyết chính trị, đạo đức, luân lý có sức ảnh hưởng lớn ở nhiều nước châu Á trong suốt thời kỳ phong kiến lâu dài hàng ngàn năm và còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Bài viết này chú trọng tìm hiểu quan niệm của Khổng học về âm nhạc, trong đó vai trò của âm nhạc được đánh giá rất cao. Việc đề cao tính giáo dục, tính chính trị, tính triết lý cũng như mối quan hệ giữa âm nhạc và hiện thực xã hội đã thể hiện những quan điểm tiến bộ của học thuyết này cho dù nó đã ra đời cách đây 2.500 năm. Áp dụng tư tưởng Khổng học trong đường hướng trị nước, triều đình nhà Nguyễn cũng đã ứng dụng những quan điểm đó trong Nhã nhạc của triều đại mình. Những chủ trương của vua và triều đình nhà Nguyễn, ...

  • Article


  • Authors: Lê,Thị Tuyết Hạnh (2012)

  • Phương pháp hệ thống áp dụng vào việc tìm hiểu cấu trúc văn hóa cho thấy cấu trúc hệ thống văn hóa là một chỉnh thể gồm các yếu tố trong mối quan hệ tương tác. Văn hóa nhận thức cũng là một hệ thống với nhiều yếu tố trong quan hệ với nhau như vậy. Điều đó cho thấy đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam qua văn hóa nhận thức từ nguồn gốc, sự hình thành, quá trình vận động từ nhận thức vũ trụ cho đến nhận thức con người, từ nhận thức không gian đến nhận thức thời gian trong sự đồng nhất bởi yếu tố chung - tư duy nông nghiệp lưỡng phân, lưỡng hợp qua quá trình vận động: Âm dương - Tam tài - Ngũ hành. Tính hệ thống của văn hóa nhận thức Việt nam thể hiện qua mối quan hệ biện chứng: đồng nhất - đối lập giữa các yếu tố(các triết lí nhận thức) và quá trình vận động, phát triển của chúng. Phươn...