Search

Refine By:

Search Results

Results 1621-1630 of 2670 (Search time: 1.112 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra nhanh, mạnh trong thời đại ngày nay. Trước bối cảnh đó, quốc tế hoá giáo dục là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục ở các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình hội nhập/toàn cầu hoá. Quốc tế hóa giáo dục chính là quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo, trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo. Vấn đề này đang diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của hầu hết các ngành nghề tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng, để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hồ,Thị Thu Hà (2019)

  • Một trong những yếu tố nghệ thuật của thi luật trong ca dao - dân ca xứ Nghệ là thể thơ và cách sử dụng câu chữ. Là sản phẩm của một vùng địa - văn hoá đặc biệt, vùng đất luôn luôn có những va đập dữ dội và khốc liệt, ca dao - dân ca xứ Nghệ mang một dáng nét có phần khác lạ so với vẻ óng ả, mẫu mực của ca dao - dân ca đồng bằng Bắc Bộ bởi sự đột phá khi sử dụng thể thơ, sự phóng túng về số lượng âm tiết. Chính sự phá cách táo bạo đó đã khiến ca dao - dân ca vùng này tuy giống như những viên đá ong xù xì, ít mượt mà, duyên dáng, ý nhị, nhưng lại có khả năng biểu đạt những xúc cảm mạnh mẽ nhất

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2019)

  • Di sản khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phản ánh diễn trình lịch sử và văn hoá của nhiều cộng đồng người trong lịch sử. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,... dẫn đến thực tế là nhiều di sản khảo cổ học bị xóa sổ trước khi kịp nghiên cứu, đánh giá giá trị, nhiều di sản khảo cổ học khác dù đã được Nhà nước xếp hạng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị xâm phạm, dẫn đến chưa phát huy giá trị một cách hiệu quả. Do đó,...

  • Article


  • Authors: Phạm,Lan Oanh (2019)

  • Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01 - 12 - 2016, đến nay đã trải qua hai năm, do vậy, chúng tôi nhận thấy cần có đánh giá quan điểm, thái độ, sự thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu trong nước thể hiện qua các sách, công trình, đề tài, bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có nội dung đề cập tới tín ngưỡng thờ Mẫu và đi đến nhận định rằng: Hành trình đến với danh hiệu và hậu vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của tín ngưỡng này thể hiện quá trình thay đổi tư duy quản lý văn hóa của các nhà quản lý, cũng như của các nhà khoa học về giá trị của di sản văn hóa.

  • Article


  • Authors: Phạm,Văn Xây (2019)

  • Văn hóa ứng xử là nét đẹp của con người được thể hiện qua lời nói, hành động, suy nghĩ đối với người khác, đối với xã hội, tự nhiên... tạo nên các mối quan hệ đẹp đẽ, có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, trong gia đình, nhà trường... Giáo dục văn hóa ứng xử cho học viên ở các nhà trường quân đội, một mặt nhằm trang bị cho họ những tri thức, hiểu biết về khuôn mẫu ứng xử, những chuẩn mực hành vi đạo đức, lối sống, phát triển khả năng giao tiếp; mặt khác, giúp học viên có thái độ, cách thức quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn, ứng xử linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của quân đội và đòi hỏi của cuộc sống

  • Article


  • Authors: Phạm,Lê Trung; Trịnh,Sinh (2019)

  • Tranh dân gian là kho di sản văn hóa quý giá của người Việt. Bài viết nghiên cứu về tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống và Kim Hoàng để tìm hiểu tâm thức của người Việt qua các ý nghĩa biểu tượng của tranh. Đôi khi ý nghĩa của tranh đơn giản, chỉ là con lợn, con gà biểu tượng cho sự sung túc trong đời sống nhà nông, nhưng phần nhiều các tranh dân gian mang nhiều ý nghĩa sâu sắc thể hiện sự liên tưởng so sánh qua nhiều tầng nấc, như các từ đồng âm của các sự vật khác nhau, lời cầu chúc giàu ý nghĩa qua các chữ chua nghĩa trong tranh… Đó là minh chứng cho thấy người Việt xưa có kiến thức phong phú và tâm hồn giàu cảm xúc

  • Article


  • Authors: Trần,Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi “Cò ke ôống kháo”. Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Đào,Thị Tuyết Mai (2019)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, truyền thông không chỉ kết nối cộng đồng mà còn trở thành cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, giữa Trung ương với địa phương, trong nước và quốc tế. Thông tin trên các phương tiện truyền thông đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan nhà nước kịp thời nắm bắt, phục vụ tích cực và hiệu quả cho công tác quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông đối với các lĩnh vực hoạt động của ngành, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giành sự quan tâm đặc biệt đến việc đẩy mạnh truyền thông văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động truyền thông văn hoá vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và cần phải có định hướng mang tầm chiến lược<...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Mỹ Linh (2019)

  • Lối sống hình thành, phát triển và chịu sự chi phối bởi các yếu tố chủ quan, khách quan của mỗi cá nhân, thế hệ, cộng đồng người sống trong xã hội. Mỗi thế hệ người trải qua hoàn cảnh sống, điều kiện sống,… ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, tạo nên những khác biệt về lối sống. Khác biệt lối sống giữa các thế hệ nói chung, thế hệ người trong gia đình nói riêng, thường được nhìn nhận qua những mâu thuẫn thế hệ, khoảng cách thế hệ, những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của nó đối với văn hóa gia đình. Vận dụng lý thuyết tương đối văn hóa (đặc thù lịch sử) do nhà nhân học Mỹ Franz Boas khởi xướng, bài viết không đánh giá hơn kém trong lối sống của các thế hệ mà lý giải sự khác biệt lối sống gắn với bối cảnh mà các thế hệ sống. Khác biệt lối sống giữa các thế hệ cho thấy sự đa dạng văn hóa ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Huệ (2019)

  • Hiện vật văn hóa dân tộc và các sưu tập hiện vật thuộc loại hình này có ý nghĩa quan trọng, được coi là cơ sở cho toàn bộ hoạt động nghiệp vụ trong bảo tàng. Trên thực tế, việc nghiên cứu hiện vật văn hóa dân tộc ở các khía cạnh khác nhau trong đó có vấn đề khái niệm, đặc điểm nhận diện, xây dựng sưu tập, quản lý,… là rất cần thiết. Việc sưu tầm, xây dựng sưu tập hiện vật văn hóa dân tộc ở bảo tàng đòi hỏi phải kết hợp vận dụng những kiến thức không chỉ về bảo tàng học mà còn về dân tộc học, văn hóa học, nhân học văn hóa và sử học để làm sáng tỏ những giá trị hàm chứa trong từng hiện vật ấy, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, đồng thời góp phần thiết thực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta trong điều kiện hiện nay