Search

Refine By:

Search Results

Results 1371-1380 of 2670 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2023)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính ti xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mặc đù là nhà nho nổi tiếng nhất ở thế kỷ 18 nhưng tư tưởng chính trị của ông lại vượt ra ngoài khuôn khô chính trị của nho giáo truyền thống, tạo ra những điểm khác biệt và vượt trước so với các nhà nho đương thời. Trong tư tường chính trị của mình, Lê Quý Đôn chủ trương đề cao Pháp trị, lấy pháp luật làm nền tảng của việc trị nước. Đồng thời, ông còn chỉ ra các phương pháp, cách thức để các nhà chính trị điều hành nền chính trị một cách hiệu quà nhất. Mặc dù tư tưởng chính trị của ông không được nhà cầm quyền đương thời tin dùng nhưng nó đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ 18 và có giá trị rất lớn trong công cuộc xây dựng và ho...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Quỳnh Bôi (2017)

  • Dịch vụ hệ sinh thái là các cấu trúc và những tiến trình mà thông qua đó các hệ sinh thái hỗ trợ và đáp ứng đời sống con người trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên hoạt động chức năng của hệ. Các can thiệp vào hệ sinh thái gắn liền với mức “chi trả” của các dịch vụ hệ sinh thái khác. Do vậy, việc đánh giá điều kiện của các hệ sinh thái, khả năng cung ứng các dịch vụ, và mối tương quan của chúng với đời sống của con người đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đ...

  • Other


  • Authors: Lê, Quốc Tuấn; Nguyễn, Thị Hà Vy; Bùi, Xuân An (2013)

  • Trong xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi, được giải trí của người dân trong một môi trường trong lành là một điều cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một không gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hoà để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô hình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi trường. Rừng tràm Trà sư là một vùng rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, tạo nên một vùng tiểu khí hậu ôn hoà và bầu không khí trong lành. Đây là một địa điểm thuận lợi đểphát triển du lịch sinh thái. Rừng Tràm Trà sư còn là nơi kết...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Đình Toàn (2018)

  • Chủ đề về kinh tế chia sẻ và du lịch thông minh là những khái niệm còn mới, việc nghiên cứu của tác giả chỉ hạn chế thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các nguồn sách tham khảo, bài viết tại các trang mạng cùng với kiến thức chuyên môn du lịch của tác giả với tình hình phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Lệ Hương; Trương,Tấn Quân (2017)

  • Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nhận thức (lý trí) và tình cảm của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Từ 3 câu hỏi mở được đề xuất bởi Echtner và Ritchie, các tác giả thực hiện khảo sát với 252 du khách. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến du lịch Huế nổi bật trong tâm trí du khách gồm: Di tích lịch sử, Phong cảnh, Con người và Ẩm thực cùng với các đặc trưng: Ca Huế / hò Huế/ dân ca Huế, Xích lô/ dạo phố trên xích lô, Làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, Môi trường du lịch an toàn, Nhiều cây xanh, và sự cảm nhận về không gian yên bình, lãng mạn, thơ mộng... Tuy nhiên, những nhận thức này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực du lịch mà điểm đến Huế đang sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý để xây dựng hình điểm đến du lịch Hu...