Search

Refine By:

Search Results

Results 1361-1370 of 2670 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Lê,Uyên Thảo; Nguyễn,Lê Diệu Hằng; Nguyễn Quốc Việt (2012)

  • Thành phố Đà Nẵng được bao quanh bởi các di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận như: kinh thành Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra, thành phố có các địa điểm thu hút khách du lịch như: Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Non nước, Ngũ Hành Sơn. Ngành du lịch Đà Nẵng vì thế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Theo điều tra gần đây nhất của chúng tôi, hiện nay Đà Nẵng có 30 công ty lữ hành đang hoạt động. Mặc dù vậy, có một phân khúc vẫn chưa có công ty du lịch nào ở Đà Nẵng khai thác chuyên sâu, đó là: du lịch làng nghề. Và điều đó thách thức chúng tôi tập trung nghiên cứu về đề tài này nhằm đưa ra các giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại Đà Nẵng và các vùng lân cận.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Viết Lộc (2009)

  • Lý luận và thực tiễn chứng minh rằng, văn hóa tổ chức có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho tổ chức nhờ phát huy được nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một tổ chức đặc thù gồm các tổ chức con với những khác biệt về vă hóa tạo thành một tổ chức lớn. Bởi vậy vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức ĐHQGHN có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính liên thông, liên kết, chia sẻ nguồn lực giữa các tổ chức con và đồng thời khắc phục những tồn tại, mâu thuẫn, xung đột làm ảnh hưởng, cản trở quá trình phát triển bền vững của ĐHQGHN. Trên cơ sở phân tích các khái niệm và các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức của một trường đại học, tác giả bài viết khái quát c...

  • Other


  • Authors: Lê, Anh Tuấn; Nguyễn,Thị Hồng Tâm (2013)

  • Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiếp biến văn hóa đối với phát triển du lịch quốc tế, nội hàm của tiếp biến văn hóa thông qua hoạt động du lịch quốc tế và đặc điểm của giới trẻ trong việc tiếp thu văn hóa bê ngoài , bài viết phân tích và làm rõ nhận thức, phản ứng của giói trẻ đối với cấc yếu tố văn hóa của khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết còn ghi nhận sự đánh giá của giới trẻ về sự biến đổi một số yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là sự biến dổ về hành vi văn hóa của bản thân họ trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay

  • Other


  • Authors: Mai,Văn Hai (2013)

  • Bản sắc dân tộc là vấn đề cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998), một nghị quyết mang tính chiến lược về văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đảng ta đã xác định xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp và hiện đại, đồng thời lại chịu sự tác động của tiến trình toàn cầu hóa, nên trong đời sống hiện thực lại đang nảy sinh không ít các vấn đề về văn hóa -xã hội, làm nhiều người cảm thấy lo lắng. Dựa vào một số căn cứ thực tế trong thời gian gần đây, bài viết mong muốn góp phần giải đáp những lo ngại đó.

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Hoa (2017)

  • Về đặc điểm chung: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á (Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, Việt Nam ở Đông Nam Á). Trong quá khứ đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, vào thời cận đại cũng tiếp thu văn hóa Cơ Đốc giáo từ phương Tây. Cả hai nước đều có tín ngưỡng bản địa riêng của mình (Nhật Bản thờ Thần Đạo Shinto, Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu). Điểm khác biệt: Cùng có văn hóa ẩm thực trà, nhưng Việt Nam coi việc uống trà là một sinh họat rất đời thường trong cuộc sống, thậm chí với một số ít uống trà là một thú tiêu khiển tao nhã. Còn đối với người Nhật uống trà đã được nâng lên thành một triết lý sống -Trà đạo, có quy củ, có phép tắc và nghi thức rõ ràng. Điều này thể hiện phong cách sống tỉ mỉ, chu đáo, cầu kỳ, nâng tâm hồn lên hòa hợp với t...

  • Other


  • Authors: Phạm,Thị Huệ (2015)

  • Thế kỷ XVI - XVIII, vùng đất phương Nam trở thành vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Quá trình cộng cư lâu đời của các dân tộc đã nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa. Người Việt và văn hóa Việt trở thành nhân tố cơ bản của văn hóa phương Nam. Bởi vì người Việt là chủ thể của các văn hóa, tác động đến các khách thể là văn hóa các dân tộc khác. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người ở phương Nam thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

  • Other


  • Authors: Tường Vy (2019)

  • Đây được xem là văn bản có tính thuyết phục cao về mặt pháp lý cũng như nhân sinh. Với bề dày lịch sử, bản Hương ước cổ của làng Đức Phổ đã gắn bó với nếp sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển quê hương, là cơ sở góp phần để duy trì nét đẹp văn hóa trong đời sống của làng.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng trong nghiên cứu tôn giáo, dựa trên các tài liệu dân tộc học được tác giả thu thập trong các năm 201...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2021)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết tập trung vào những xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Qua đó, rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển Đà Nẵng hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn...