Search

Refine By:

Search Results

Results 1231-1240 of 2670 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng,Thị Bích Phượng; Nguyễn,Mạnh Thắng (2018)

  • Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn cầu rất mạnh mẽ, chưa ai có thể lường trước được thế giới sẽ thay đổi như thế nào, bởi quy mô, phạm vi và tính phức tạp vô cùng lớn, đòi hỏi các quốc gia phải chủ động hơn nữa trước bối cảnh biến đổi biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Then là một nghi lễ Shaman của người Tày, tộc người thiểu số cư trú tập trung ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then có sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật như ngôn từ, âm nhạc, múa, trang trí, sắp đặt… Bằng việc mô tả cuộc hành trình tưởng tượng đi vào thế giới ba tầng (Trời, Đất, Nước) thông qua nghệ thuật trình diễn nghi lễ Shaman của thầy Then, bài viết không chỉ phác họa đời sống tâm linh của người Tày mà còn chỉ ra mối liên hệ so sánh giữa thế giới ba tầng trong nghi lễ Then của người Tày (ban thờ, vật biểu tượng, màu sắc, nghệ thuật trình diễn…) với tín ngưỡng Tam, Tứ phủ của người Kinh, qua đó cho thấy những biểu hiện của giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa người Tày và người Kinh.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Hương;  Advisor: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (2015)

  • Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu cầu hóa và hội nhập quốc tế và đang đặt các nền văn hóa dân tộc trước những thời cơ và thách thức mới. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập, phát triển nhưng không làm biến mất bản sắc, phát huy được vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững, là mục tiêu hướng đến. Vấn đề này cũng có nghĩa cần nhận thức giao lưu, tiếp biến văn hóa vừa như một quá trình tự thân, vừa phụ thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của chủ thể văn hóa trong quá trình giao lưu, tiếp biến

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Ngân (2019)

  • Đề tài văn học là phạm trù thể hiện cá tính sáng tạo và trường nhìn của người viết. Việc lựa chọn đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hoàn cảnh lịch sử, nét đặc thù của đời sống văn hóa – xã hội, sở trường của người viết... Tuy nhiên, dù ý thức hay không, giới là phương diện làm nên nét riêng trong cách lựa chọn đề tài của người cầm bút. Có thể khẳng định có một lối viết nữ trong tiểu thuyết các nhà văn nữ về phương diện đề tài. Nhìn chung, tiểu thuyết của nữ giới tập trung vào các đề tài cơ bản là tình yêu và tình dục, hôn nhân và gia đình, chiến tranh và sinh thái. Việc lựa chọn những đề tài vốn được cho là đặc quyền của nam giới đã thể hiện vị thế, sức sáng tạo của các nhà văn nữ trong dòng chung của văn học đương đại. Ngay với những đề tài quen thuộc, cách chiếm lĩnh hiện thực ...

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Thu Lương (2015)

  • Nhu cầu về mặc nằm trong nhóm nhu cầu bảo đảm sinh tồn của con người và xã hội con người. Mặc là thành tựu văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên ùng với quá trình phát triển xã hội trang phục còn đóng vai trò tín hiệu của nhiều thông điệp về địa vị xã hội, về nghệ nghiệp, về điều kiện kinh tế, thị hiếu thẩm mỹ của người mặc. Vì vậy trong cấu trúc cơ bản của văn hóa tổ chức đời sống vật chất thì mặc là một trong bộ ba (ăn-ở-mặc) biểu hiện sâu sắc đặc trưng văn hóa của chủ thể. Bài báo trình bày những đặc trưng nổi bật của văn hóa mặc thường ngày của cư dân Việt Nam và Hàn Quốc thời kỳ văn hóa truyền thống.

  • Other


  • Authors: TS.Lương,Minh Chung (2014)

  • Dạy - học những biểu tượng văn hóa Việt cho người nước ngoài là một đường hướng có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ việc xâu chuỗi, giải thích giá trị của biểu tượng,bài viết giúp người học có cái nhìn sâu hơn về ứng xử, bản sắc văn hóa Việt Nam. Tiếp nữa, do tính chất của khoa học văn hóa là thiên về thực nghiệm, nên một trong những tiêu chí vận dụng phương pháp dạy - học là không nặng về lý thuyết mà mang tính thực tiễn

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Đình Luận (2015)

  • Từ thực trạng hiện nay, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và người học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo đó, cần đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp; nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực của thông qua cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước ngoài, mời hoặc tuyển dụng. Đồng thời, đối với người học, khi đã chọn trường và ngành học thì cần xác định rõ tầm quan trọng của ngành nghề để có cách tiếp nhận và học tập đúng đắn