Search

Refine By:

Search Results

Results 1081-1090 of 2670 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2016)

  • Sau khi lên thay Chủ tịch Fidel Castro vào năm 2006 và chính thức được bổ nhiệm là Chủ tịch nước năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã triệu tập một hội nghị đặc biệt để bàn về nhiều vấn đề cấp thiết của nền kinh tế Cuba và đưa ra các quyết sách cơ bản về việc hiện đại hóa mô hình kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đánh giá, những chính sách đổi mới vừa được công bố ở Cuba, tuy còn rất rụt rè, nhưng đã phản ánh một xu thế cải cách ở đất nước này. Điều này, một phần xuất phát từ sự thúc bách của hoàn cảnh đất nước và một phần do những bài học kinh nghiệm mà Cuba tiếp thu được từ tiến trình cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu một cách khái quát nhất là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Trong những tiểu thuyết Việt Nam đương đại tập trung khắc họa cái hài nổi lên hai điểm nhìn trần thuật tiêu biểu, có ý nghĩa là điểm nhìn từ vị trí người kể chuyện đứng cao hơn cả thế giới được miêu tả và điểm nhìn của người kể chuyện bình đẳng với thế giới được miêu tả. Vị trí đó nói lên quyền năng của người kể chuyện đối với truyện kể, ảnh hưởng đến việc xây dựng cốt chuyện, phương thức kể, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật.

  • Article


  • Authors: Trần Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện nay còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi "Cò ke ôống kháo". Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân "Cò ke ôống kháo" thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2017)

  • Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khi nghiên cứu vấn đề gia đình, một mặt dựa trên những cứ liệu khoa học, mặt khác, dựa trên cơ sở thực tiễn, đã đưa ra những quan điểm về gia đình một cách căn bản, đầy đủ và hệ thống. Là một học trò xuất sắc của C.Mác, Ph, Ăngghen, V.I.Lênin đã phát triển quan điểm về gia đình và đặc biệt nhấn mạnh việc giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng trong gia đình ở thời đại mới. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng đang nhận được sự chú ý đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • Lấy tiếng cười làm phương thức chủ đạo để nhận thức và phản ánh hiện thực, văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng đã hướng đến nhiều đối tượng, nhiều vùng khác nhau đã gây ra được sự chú ý đặc biệt của công luận. Một trong những vấn đề nổi bật của tiểu thuyết hài giai đoạn này là chuyển từ tiếng cười "đơn trị" sang tiếng cười "đa trị", tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau trước những hiện tượng thẩm mỹ phức tạp: hài hước bông lơn, phê phán đả kích, âu lo hoang mang trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Tôn, Thanh Hải (2015)

  • Sự ra đời của Internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như đời sống học tập của sinh viên, trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này ngoài những mặt tích cực, Internet còn mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống của họ. Điều quan trọng nhất chính là ý thức của sinh viên khi tham gia vào mạng Internet, việc sử dụng Internet như thế nào để Internet có thể mang lại cho người sử dụng những hiệu quả tối đa. Trở thành công cụ hữu ích cho mọi người, là nơi để giúp họ đạt được những thành công trong học tập, trong công việc và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2018)

  • Bản Đề cương văn hóa (1943) cũng như nhiều văn kiện khác của Đảng đã luôn xác định văn hóa tư tưởng là một mặt trận quan trọng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo đó đảm bảo cho văn nghệ đi đúng đường lối, trở thành vũ khí tinh thần phục vụ có hiệu quả nhất cho các mục tiêu đấu tranh của đất nước. Nền văn học trong suốt những năm qua đã luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và theo sát những yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, góp phần không nhỏ vào chiến thắng và thành tựu chung của toàn dân tộc. Nhìn lại lịch sử 75 năm kể từ khi bản Đề cương văn hóa ra đời, đặc biệt với nguyên tắc "địa chúng hóa" - một nguyên tắc đã trở thành yêu cầu, phương châm của nền văn học ngay từ buổi đầu xây dựng, chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của nói đối với văn học giai đoạn 1945-1975, từ...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • Từ sau 1075, văn xuôi đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Không khí chiến tranh dần lui vào dĩ vãng, chất sử thi nhạt dần. Sau mấy chục năm miêu tả cái anh hùng, cao cả, nay văn học có điều kiện đi sâu vào khai thác cái đương đại đang diễn ra, biến đổi với không ít những mảng màu đen tối, nhức nhối của cuộc sống thời kinh tế thị trường. Không khí dân chủ, tinh thần dũng cảm "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật" đã khuyến khích các nghệ sĩ khám phá mặt trái, mặt tiêu cực của đời sống. Cái hài cuộc đời được chuyển hóa thành cái hài văn học với sự xuất hiện phong phú các sắc thái tiếng cười hài hước, phê phán, suy ngẫm, âu lo... trong tiểu thuyết từ sau 1986. Trong đó, đáng chú ý là sắc thái hài hước đen góp phần thể hiện sự vận động của tiếng cười từ truyền thốn...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thế Hoàng (2015)

  • Quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại những thay đổi to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta trong những năm gần đây. Quá trình hội nhập đó cũng đã làm cho gia đình Việt Nam có sự thay đổi một cách toàn diện, nó đem lại những cơ hội phát triển mới bên cạnh những nguy cơ và thách thức mới. Bài viết tập trung phân tích sự biến đổi của mô hình, chức năng của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sự biến đổi và những bất cập của chức năng giáo dục đạo đức truyền thống trong gia đình. Từ đó, đưa ra những giải pháp cơ bản để hạn chế tác động tiêu cực và phát huy vai trò tích cực của chức năng giáo dục đạo đức truyền thống trong gia đình, xây dựng những gia đình Việt Nam thực sự là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới...