Search

Refine By:

Search Results

Results 1001-1010 of 2670 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh Thúy Quỳnh (2017)

  • Bài viết đề cập tới đặc điểm phát triển dịch vụ thông tin trong thư viện đại học.Đồng thời giới thiệu một số loại hình dịch vụ thông tin có xu hướng phát triển trong các thư viện đại học

  • Article


  • Authors: Đỗ, Quang Vinh (2017)

  • Bài báo trình bày khái niệm thư viện số và ứng dụng trong văn hóa nói chung, ngành thông tin thư viện nói riêng,tương tác giữa thư viện số với văn hóa, xu hướng phát triển thư viện số trong văn hóa

  • Article


  • Authors: Trần,Mai Ước; Trương,Thị Cẩm Xuyên (2018)

  • Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Trong vấn đề đạo đức luân lý, Phan Châu Trinh đã thể hiện được tinh thần biện chứng sâu sắc, khi có xu hướng kết hợp các chuẩn mực đạo đức, luân lý giữa Đông và Tây, giữa truyền thống với hiện đại vào từng cá nhân, tập thể, hay với ngoại diên rộng lớn hơn đó là quốc gia, dân tộc. Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

  • Article


  • Authors: Lê,Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc gia và các di sản văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của các di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những phương thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đáng chú ý

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Phạm Hùng (2018)

  • Di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử thuộc loại di sản đặc sắc ở Việt Nam, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quốc gia mỗi năm đón hàng trăm nghìn lượt khách. Việc phát triển du lịch tại Yên Tử sơn đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế, song cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, xâm phạm những nguyên tắc căn bản của bảo tồn di sản văn hóa, đến sức chứa du lịch và nhất là đến di chuyển bền vững. Bài viết nêu lên những giá trị tư tưởng của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, hiện trạng phát triển du lịch, những tác động của du lịch tới di sản, những đánh giá và định hướng cho phát triển du lịch bền vững gắn vớ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Ngọc Mai (2018)

  • Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thư viện, lưu trữ và bảo tàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác di sản văn hóa đã trở thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết bàn luận về đặc điểm tổ chức thông tin trong thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng và tổng kết kinh nghiệm để triển khai hợp tác có hiệu quả

  • Article


  • Authors: Đoàn,Văn Thắng (2018)

  • Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, cung cấp việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia, địa phương. Ở một số nơi có điểm du lịch, một bộ phận dân cư của cộng đồng địa phương đã dựa vào sự phát triển du lịch để thay đổi các chiến lược mưu sinh. Quá trình thích ứng với sinh kế mới đưa đến nhiều thay đổi tại cộng đồng trên các phương diện thu nhập, diện mạo vật chất, lối sống và các thực hành văn hóa. Cộng đồng được gì và mất gì trong quá trình thay đổi sinh kế, đưa đến những thay đổi về mặt văn hóa là vấn đề cần được quan tâm

  • Article


  • Authors: Trương, Đại Lượng (2019)

  • Chuẩn đầu ra là cụm từ thường được nhắc rất nhiều trên các diễn đàn giáo dục - đào tạo, các cuộc hội thảo từ Trung ương đến các trường. Tuy nhiên, việc xác định chuẩn đầu ra vẫn chưa có cách hiểu thống nhất. Vậy chuẩn đầu ra là gì và mục đích của việc xây dựng chuẩn đầu ra có tác dụng như thế nào đối với công tác đào tạo và kết quả đào tạo đang là một vấn đề mà các cơ sở đào tạo cần phải làm rõ để tích hợp trong sản phẩm đào tạo của cơ sở mình trước khi đưa các sản phẩm này thâm nhập thị trường lao động một cách chính thức. Bài viết giới thiệu khái niệm chuẩn đầu ra, Khung trình độ quốc gia Việt Nam và phân tích thực trạng xây dựng chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.