Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 884 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội sớm chịu tác động từ đô thị hoá theo quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính và đô thị hoá, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp. Các thay đổi bao gồm: phương thức trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động săn bắn, hái lượm, nghề thủ công, hoạt động buôn bán. Nhìn chung sự thích ứng sinh kế của người Dao theo hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên cũng cần cảnh báo rằng, vì mải miết trên con đường mưu sinh, nguy cơ mai một và khó khăn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũng ngày càng trở nên hiện hữu.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2017)

  • Bài viết này hệ thống hóa và phân tích các luận điểm về mô hình cơ cấu tổ chức trong các thư viện và trung tâm thông tin (TV&TTTT); Khảo sát và phân tích thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức trong các TV&TTTT tại Việt Nam; Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức áp dụng cho các TV&TTTT tại Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2013)

  • Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Thực tế này thể hiện trên nhiều phương diện. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự phát triển này đã bộc lộ những vấn đề bất cập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp khắc phục. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững cho hoạt động đào tạo của ngành và nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo mới đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Văn Hùng (2017)

  • Phân tích bối cảnh về đổi mới giáo dục, ứng dụng công nghệ và xu thế mở trong giáo dục đại học dẫn tới nhu cầu hợp tác chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện đại học. Khảo sát thực trạng học liệu, hoạt động hợp tác chia sẻ tài nguyên thông tin của các thư viện đại học; nhận dạng 14 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Nghiên cứu đề xuất mô hình hợp tác phân tán và gợi ý một số dịch vụ liên thư viện có thể áp dụng cho các thư viện đại học Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Dương, Thị Phương Chi (2017)

  • Giới thiệu tổng quát về truy cập mở, tài liệu truy cập mở, lợi ích và xu hướng phát triển của truy cập trong thư viện đại học. Làm rõ vai trò quan trọng của cán bộ thư viện đại học đối với việc tăng cường sử dụng tài liệu truy cập mở, từ đó đưa ra một vài gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn truy cập mở hiện có.