Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 61-70 of 235 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2020)

  • Hiện nay, để xây dựng và phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa, một số trường đại học tại Việt Nam đã có những đầu tư nhất định về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thư viện. Tuy nhiên, việc triển khai và tổ chức các không gian đọc, học tập, kết hợp giữa những hoạt động hỗ trợ học tập còn chưa được chú trọng. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới không gian học tập chung tại các thư viện đại học; kết nối các không gian trong thư viện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút người dùng tin tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo tại các thư viện đại học.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2020)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức. Nếu không được chú trọng đầu tư phát triển và có giải pháp phù hợp, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, bước đầu gợi ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...