Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 235 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thu Nga (2017)

  • Đối với sự tồn tại, phát triển của một chế độ chính trị, một triều đại cũng như đối với sự hưng vong của một quốc gia, nhân tài có vai trò hết sức quan trọng. Trong thời kỳ thịnh trị của mình, nhà Trần đã vượt qua tư duy thiển cận, ích kỷ của dòng họ để có cái nhìn khoan dung khai phóng và cũng rất công tâm đối với người tài. Sự tiến bộ này được bài viết làm rõ qua ba luận điểm: chính sách đào tạo, chính sách tuyển chọn và chính sách sử dụng nhân tài của nhà Trần.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thành Nam (2019)

  • Bước sang thế kỷ XXI, sự ra đời của công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, thế giới bước vào kỷ nguyên của xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề của đời sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nền giáo dục hiện đại đó là việc đổi mới chương trình đào tạo. Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Văn hóa học ở ViệtNam, bài viết chỉ ra thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trong một số cơ sở đào tạo hiện nay và đề xuất ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2016)

  • Những mảng hiện thực được thể hiện trên các tờ báo Phong hóa, Ngày nay về đề tài nông thôn Việt Nam 1930 - 1940 chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, hủ tục lạc hậu đang bao trùm lên làng xóm thôn quê. Các cây bút sắc nhọn của Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Việt Sinh, Tường Bách, Thế Lữ, Khái Hưng...đã đào xới thêm những vấn đề mới, để nhận thức thêm những phương diện mới, lật tung cái mặt đầy ung nhọt của một cơ thể đang băng hoại - chế độ nửa phong kiến thời Pháp thuộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2016)

  • Bài viết trình bày nội hàm và cấu trúc của văn hóa, bao gồm hệ tư tưởng giáo dục, hệ thống các thiết chế giáo dục và các hoạt động giáo dục... Theo tác giả, văn hóa giáo dục có những chức năng quan trọng, đó là chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Việt Hương (2015)

  • Văn hóa ứng xử truyền thống hiện đang trải qua những thử thách do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, đó là: sự thay đổi của phương thức ản xuất và điều kiện kinh tế; sự thay đổi của văn hóa gia đình truyền thống; sự hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra cho việc điều chỉnh văn hóa ứng xử hiện nay là tạo được sự cân bằng giữa những đòi hỏi thái quá của cá nhân hiện đại và sự hi sinh một chiều theo truyền thống. Văn hóa là đa dạng. Văn hóa ứng xử cũng đa dạng. Không thể áp đặt một khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân ở mọi vị trí khác khau. Tuy nhiên việc điều chỉnh văn hóa ứng xử cũng cần có những nguyên tắc chung, đó là điều chỉnh theo hướng nhân văn, hài hòa và xây dựng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phi Nga (2016)

  • Đất nước Việt Nam trải dài trên hơn 3200km bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Biển đảo đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, giao thông song cũng là cả một thử thách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong cuộc sống của nhân dân, biển đảo đóng vai trò rất lớn. Có lẽ bởi từ ngàn đời gắn bó với biển nên trong tâm thức người Việt, biển từ lâu đã trở thành một cái gì đó rất quen thuộc, thậm chí là một nỗi trăn trở. Đã từ lâu, đề tài về biển đảo đã được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác như một sự khẳng định về chủ quyền và lãnh thổ, đã tạo nên một thách thức biển đảo trong lịch sử văn học Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga (2014)

  • Với người Tày ở Cao Bằng, tết Rằm tháng Bảy là tết lớn thứ 2 sau tết Nguyên đán. Người Tày thịt vịt, làm bún, bánh gai, bánh dặm để thờ cúng tổ tiên và các vong hồn không nơi chốn. Có gia đình khá giả mổ lợn để ăn hoặc chung nhau. Tết rằm tháng Bảy là dịp để các dôi vợ chồng, con cái mang theo lễ vật về thăm bên ngoại tỏ lòng biết ơn ông bà, các cụ ngoại. Tết Rằm tháng Bảy có ý nghĩa đầu tiên là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong gia đình mạnh khỏe, bình an; thứ hai là để nhớ về đất trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Bình (2014)

  • Bài viết tìm hiểu văn hóa sinh kế của người Dao ở Na Hang trước tái định cư. Nghiên cứu cho thấy trước tái định cư, nguồn nhân lực chính của văn hóa sinh kế của họ là đất, rừng, các nguồn lợi khác trong rừng. Với nguồn lực đó, dinh kế của họ tập trung vào sản xuất cây lương thực, chăn nuôi và thủ công gia định, chiếm đoạt tự nhiên. Khi đó họ chưa xác định chiến lược sinh kế. Và cũng khi đó, văn hóa sinh kế là hạt nhân và có vai trò quyết định đối với các hoạt động văn hóa khác của họ.