Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 235 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung (2020)

  • Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt. Từ khóa: Châu thổ sông Hồng, tín ngưỡng, cầu nước, cầu mưa

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2017)

  • Đọc sách là hoạt động cốt lõi để bồi đắp tri thức, nhân cách của con người. Trong môi trường đại học, đọc sách góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng. Từ góc nhìn khoa học, đọc sách không chỉ để lấy thông tin, sự hiểu biết chung cho mỗi cá nhân mà quan trọng hơn, còn nhằm học tập ở các thế hệ đi trước hệ thống phương pháp khoa học để phát triển học thuật, chuyên môn. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về kỹ năng đọc sách, tài liệu trong môi trường đại học, trong đó tập trung nhấn mạnh kỹ năng đọc để phát triển tư duy phương pháp luận, đóng góp một góc nhìn mới.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thế Dũng (2017)

  • Văn hóa đọc là một phạm trù vừa trừu tượng vừa đa nghĩa. Tuy nhiên, việc nhận diện văn hóa đọc của một cá nhân hoặc của một cộng đồng hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm có một cách tiếp cận riêng. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 9 thành tố (mục đích đọc, nội dung đọc, thị hiếu đọc, trình độ đọc, tính tích cực đọc, phương pháp đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc và thái độ đọc) để nhận diện văn hóa đọc, đó cũng là những tiêu chí để đánh giá, uốn nắn, điều chỉnh việc đọc của cá nhân và cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều những biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Đào tạo viết văn đã có truyền thống ở Việt Nam, gắn với lịch sử 40 năm hình thành, phát triển của Trường Viết văn Nguyễn Du, nay là khoa viết văn, báo chí thuộc Trường đại học văn hóa Hà Nội. Trước yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản giáo dục đào tạo và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, việc xác định mục tiêu, chương trình đào tại theo hường cập nhập, hiện đại, hiệu quả vừa là đòi hỏi tất yếu đối với các ngành đào tại nói chung, đồng thời mở ra triển vọng duy trì, phát triển ngành học vấn mang tính đặc thù, có bề đày truyền thống này ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2017)

  • Cho đến nay, quê hương nhà Lý vẫn là một vấn đề được giới sử học, văn hóa học quan tâm bởi những thông tin vừa mang tính lịch sử vừa có yếu tố huyền thoại. Vấn đề xác định vùng quê sinh ra người sáng lập vương triều Lý vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt. Qua các nguồn sử liệu thành văn (các cuốn sách cổ bàn về sông Tiêu Tương và hương Diên Uẩn) và hệ thống di tích lịch sử văn hóa (các di tích gắn với lịch sử vương triều Lý như Đình Bảng, Đền Đô và khu Sơn lăng cấm địa…) có thể khẳng định rằng quê nội Lý Công Uẩn ở làng Dương Lôi (nay là khu phố Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn). Tuy nhiên, với vị thế của một triều đại mở đầu nền độc lập tự chủ của dân tộc, vương triều Lý đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả một vùng rộng lớn chứ không chỉ riêng một làng; nên nếu có người q...