Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 396 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Then là một nghi lễ Shaman của người Tày, tộc người thiểu số cư trú tập trung ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then có sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật như ngôn từ, âm nhạc, múa, trang trí, sắp đặt… Bằng việc mô tả cuộc hành trình tưởng tượng đi vào thế giới ba tầng (Trời, Đất, Nước) thông qua nghệ thuật trình diễn nghi lễ Shaman của thầy Then, bài viết không chỉ phác họa đời sống tâm linh của người Tày mà còn chỉ ra mối liên hệ so sánh giữa thế giới ba tầng trong nghi lễ Then của người Tày (ban thờ, vật biểu tượng, màu sắc, nghệ thuật trình diễn…) với tín ngưỡng Tam, Tứ phủ của người Kinh, qua đó cho thấy những biểu hiện của giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa người Tày và người Kinh.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2020)

  • Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Hà Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế nhờ vị trí thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, các biểu tượng văn hóa độc đáo, cũng như các chính sách phát triển du lịch hợp lý. Hà Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nhiều điểm đến du lịch, trong đó có làng du lịch Zaanse Schans, nằm ở gần trung tâm thủ đô Amsterdam. Làng du lịch này hấp dẫn vì nó giống như một bảo tàng sống động về văn hóa nông thôn quốc gia, được thiết kế khéo léo, kết hợp với cách làm du lịch có định hướng của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Bài học về sự phát triển du lịch ở làng Zannse Schans cung cấp một số gợi mở cho sự phát triển các làng du lịch ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay như: vấn đề quy hoạch làng, sắp...

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2020)

  • Với mục đích hệ thống, nghiên cứu các tác phẩm văn chương viết về biển đảo nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cảm thức biển đảo trong tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay, từ đó hướng tới truyền tải và khơi gợi tình cảm gắn kết, trân quý các giá trị cùng niềm tự hào về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài viết phân tích, đánh giá, luận giải một số khía cạnh chủ yếu của cảm thức văn hóa biển đảo trong Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay nhìn từ diễn trình và nhìn từ giá trị, biểu tượng văn hóa. Tiếp cận vấn đề từ diễn trình lịch sử văn học, với hệ quy chiếu là các giá trị văn hóa được biểu hiện và kết tinh trong/qua tác phẩm thơ văn, chúng tôi cho rằng biển/đảo đã trở thành biểu tượng có tính khái quát, về cơ bản biểu đạt 4 bình diện ý nghĩa: kh...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2020)

  • Trong mỗi công trình khoa học, nhất là công trình theo hướng nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu phải đồng thời sử dụng ba nhóm phương pháp là phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để nhìn nhận, triển khai vấn đề được phát hiện. Về bản chất, ba nhóm phương pháp này có những khác biệt tương đối, song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho một công trình khoa học, về phương pháp luận, chúng ta phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan đa chiều: quan hệ sự vật, sự việc, không gian, thời gian, con người; hướng lựa chọn cách/phương pháp tiếp cận; và trên cơ sở đó, xác định phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu đặt ra.