Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 30 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Hồng Lie (2021)

  • Hiện tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở vùng châu thổ Bắc Bộ là một bằng chứng sống động về tục thờ nữ thần có xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc. Hiện nay, Nguyên Phi Ỷ Lan được nhân dân thờ cúng với quy mô lớn tại các địa phương thuộc 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, trong đó đậm đặc nhất là ở Hà Nội. Bằng phương pháp tiếp cận chuyên ngành và liên ngành, nghiên cứu này sẽ giải mã đặc trưng riêng trong tục thờ cúng các vị nữ thần trong hoàng tộc, thông qua hiện tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan, qua đó đóng góp cơ sở lý thuyết và thực tiễn khi nghiên cứu các hiện tượng thờ nữ thần ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu (2021)

  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác văn hoá, văn nghệ đã đóng vai trò hỗ trợ đắc lực, không chỉ ở hậu phương mà cả ở tiền tuyến. Các văn nghệ sĩ không chỉ tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong chiến trường, họ còn truyền dạy, bổ túc, gây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ cho chính những người chiến sĩ và thanh niên trong các đơn vị quân đội, đội dân công. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ của các văn nghệ sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho cuộc sống gian khổ, cam go nơi chiến trường trở nên vui tươi, đầy sức sống, các chiến sĩ bộ đội và dân công thêm tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta không chỉ chiến thắng trên mặt trận quân sự, mà chiến thắng cả trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thúy Quỳnh (2021)

  • “Sức mạnh mềm” là sức hấp dẫn, khả năng ảnh hưởng của một quốc gia tới các quốc gia khác thông qua sức lan tỏa của văn hóa. Nhiều quốc gia đã xây dựng và vận dụng thành công sức mạnh mềm nhằm thúc đẩy sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Với xu hướng đó, những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá văn hóa thông qua các hoạt động văn hóa tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh mềm của Việt Nam cần được phát triển và lan tỏa rộng hơn nữa, qua đó vừa thiết lập lá chắn từ xa bảo vệ nền văn hóa dân tộc, vừa giúp tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thu Nga (2021)

  • Các giá trị yêu nước, thân dân, trọng tài, khoan dung trong văn hóa chính trị đã tạo nên nguồn lực nội sinh vô giá để dân tộc ta sinh tồn và phát triển đồng thời làm cho sức mạnh Việt Nam có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân tộc cũng như nhân loại tiến bộ. Trong điều kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt, các giá trị đó được biểu hiện một cách độc đáo, bền vững so với các dân tộc khác và vì vậy, trở thành sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam, tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục với những nền văn hóa của dân tộc khác. Bài viết nhìn các giá trị văn hóa chính trị trong sự vận động hai chiều: hội tụ và lan tỏa sức mạnh mềm.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Nguyễn, Thùy Linh (2021)

  • Lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm tại Ninh Thuận, phản ánh chân thực và sinh động đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm cũng như những ước vọng của cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội Katê đã và đang có nhiều thay đổi làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống. Để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Katê trong đời sống hôm nay cần có sự quản lý hiệu quả dựa trên nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết định chế xã hội trong quản lý lễ hội, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các định chế xã hội chính thức và phi chính thức trong quản lý lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận.

  • Article


  • Authors: Lê, Yến Nhi (2021)

  • Nghệ thuật công cộng đang trở thành mối quan tâm chung của các nghệ sĩ cũng như những người đứng đầu các địa phương trong việc phát triển khu vực. Tầm quan trọng của Nghệ thuật công cộng xuất phát từ tính cộng đồng và sự đối thoại với bối cảnh trong mỗi tác phẩm. Nghệ thuật công cộng có khả năng tạo dựng điểm đến, thúc đẩy đối thoại, kích thích mối quan tâm nghệ thuật và đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng tại những không gian mở bên ngoài các thiết chế về nghệ thuật như bảo tàng, phòng triển lãm… Mặt khác, yêu cầu về đối thoại với bối cảnh của một tác phẩm công cộng đã góp phần tái định hình không gian, thay đổi môi trường, từ đó giúp hồi sinh các thành phố và cộng đồng, làm cuộc sống trở nên thú vị và phong phú hơn.

  • Article


  • Authors: Văn Giá (2021)

  • Đứng vững trên lập trường học thuật được xác định bởi hai trụ cột: triết - mỹ học và văn hóa học trong cái nhìn so sánh với văn học thế giới, đặc biệt là Nga và phương Tây, Phạm Vĩnh Cư đã nghiên cứu một số trường hợp văn học Việt Nam khá thấu đáo và hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu mà ông tâm đắc nhất là thể loại bi kịch và kịch Việt Nam hiện đại. Trong đó, ông tập trung nghiên cứu thể loại bi kịch nhìn từ 3 trường hợp tiêu biểu: “Vũ Như Tô” (Nguyễn Huy Tưởng), “Trường hận - Dương Quý Phi” (Vi Huyền Đắc - Thế Lữ), “Yêu Ly” (Lưu Quang Thuận); và một số bi kịch biến thể khác của Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp. Ông khẳng định, có một dòng bi kịch Việt Nam, mà đỉnh cao là “Vũ Như Tô”, một tác phẩm tầm cỡ thế giới.