Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 30 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huyền Vân (2021)

  • Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh. Với cộng đồng dân cư đa dân tộc, còn đậm nét văn hóa truyền thống, cùng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, đồng thời chỉ ra những cơ hội, thách thức mà địa phương có thể đối mặt khi phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới. Từ đó, bài viết đưa ra một số định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng, mô hình sản phẩm, thị trường,… cho địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, đảm bảo an toàn an ninh biên giới.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2021)

  • Các khu chung cư cũ ở Hà Nội được biết đến với tên gọi phổ biến như nhà tập thể cũ, khu tập thể, khu tập thể cũ… hình thành từ những năm 1960 của thế kỷ XX như một biểu tượng của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Những công trình này còn được coi là đặc trưng của lối sống thời bao cấp tại Hà Nội, hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Trên cơ sở điền dã tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, bài viết này chỉ ra rằng, sự hình thành của kinh tế thị trường, quan niệm về sở hữu tư nhân… đã làm thay đổi lối sống ở khu tập thể. Ở đó, quá trình chuyển đổi các không gian công thành không gian tư, thay đổi mô hình gia đình là đặc điểm của lối sống trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2021)

  • Gia đình là một yếu tố luôn vận động và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Do vậy, tìm hiểu về các hình thức phát triển của gia đình cũng phần nào cho thấy lịch sử phát triển của xã hội và ngược lại. Vậy nên, nghiên cứu di sản của các nhà kinh điển về gia đình là điều cần thiết và góp phần hoàn chỉnh hơn cơ sở lý luận cho vấn đề này ở Việt Nam và cũng để tiếp tục hoàn thiện mô hình gia đình văn hóa Việt Nam hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Bình (2021)

  • Công nhân lao động (CNLĐ) ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ này là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người của quốc gia. Trong đó, quan tâm đến tiêu dùng văn hóa (TDVH) của CNLĐ là cần thiết để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ hiện đại. Trên cơ sở thực trạng TDVH của CNLĐ, bài viết đưa ra một số nhận định về xu hướng TDVH của CNLĐ ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nhất Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2021)

  • Trong nghiên cứu khoa học, những phát hiện mới của công trình được thể hiện rất rõ ngay ở các giả thuyết và hệ thống luận điểm được xây dựng để làm rõ giả thuyết, hệ thống luận cứ được trình bày để chứng minh cho luận điểm cũng như khẳng định giả thuyết. Để luận giải luận cứ và kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục, nhà khoa học sử dụng các phương pháp luận chứng như một nghệ thuật trong lập luận khoa học, làm tăng tính lý luận cho mỗi công trình. Mối quan hệ logic giữa giả thuyết, luận điểm, luận cứ và phương pháp luận chứng có vị trí, ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu khoa học.

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học.