Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-5 of 5 (Search time: 0.002 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Anh Tuấn (2021)

  • Trong văn hóa của dân tộc Katu, hình tượng con trâu rất phổ biến, nhưng quan trọng nhất, trâu được chọn là lễ vật cao quý nhất hiến tế dâng thần linh. Tập tục hiến sinh trâu là nghi lễ quy mô nhất, mang ý nghĩa cao nhất đối với người Katu trước đây cũng như hiện nay, mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa của cư dân bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, phản ánh một cách đầy đủ nhất những sắc thái văn hóa cộng đồng của một tộc người trong sự cộng hưởng về cầu phúc, cầu an, cầu mùa. Năm 1938, chuyên đề “Les chasseurs de sang” (Những kẻ săn máu) được nghiên cứu bởi L. Pichon, xuất bản trong tập san “Hội những người bạn Cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Hué - BAVH) giúp chúng ta có được những hiểu biết rõ hơn về nghi lễ hiến sinh này ở dân tộc Katu

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2021)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết tập trung vào những xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Qua đó, rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển Đà Nẵng hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Hồng Lie (2021)

  • Hiện tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở vùng châu thổ Bắc Bộ là một bằng chứng sống động về tục thờ nữ thần có xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc. Hiện nay, Nguyên Phi Ỷ Lan được nhân dân thờ cúng với quy mô lớn tại các địa phương thuộc 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, trong đó đậm đặc nhất là ở Hà Nội. Bằng phương pháp tiếp cận chuyên ngành và liên ngành, nghiên cứu này sẽ giải mã đặc trưng riêng trong tục thờ cúng các vị nữ thần trong hoàng tộc, thông qua hiện tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan, qua đó đóng góp cơ sở lý thuyết và thực tiễn khi nghiên cứu các hiện tượng thờ nữ thần ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Nguyễn, Thùy Linh (2021)

  • Lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm tại Ninh Thuận, phản ánh chân thực và sinh động đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm cũng như những ước vọng của cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội Katê đã và đang có nhiều thay đổi làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống. Để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Katê trong đời sống hôm nay cần có sự quản lý hiệu quả dựa trên nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết định chế xã hội trong quản lý lễ hội, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các định chế xã hội chính thức và phi chính thức trong quản lý lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận.

  • previous
  • 1
  • next