Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 155 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2020)

  • Hiện nay, để xây dựng và phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa, một số trường đại học tại Việt Nam đã có những đầu tư nhất định về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thư viện. Tuy nhiên, việc triển khai và tổ chức các không gian đọc, học tập, kết hợp giữa những hoạt động hỗ trợ học tập còn chưa được chú trọng. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới không gian học tập chung tại các thư viện đại học; kết nối các không gian trong thư viện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút người dùng tin tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo tại các thư viện đại học.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2020)

  • Trong mỗi công trình khoa học, nhất là công trình theo hướng nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu phải đồng thời sử dụng ba nhóm phương pháp là phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để nhìn nhận, triển khai vấn đề được phát hiện. Về bản chất, ba nhóm phương pháp này có những khác biệt tương đối, song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho một công trình khoa học, về phương pháp luận, chúng ta phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan đa chiều: quan hệ sự vật, sự việc, không gian, thời gian, con người; hướng lựa chọn cách/phương pháp tiếp cận; và trên cơ sở đó, xác định phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu đặt ra.

  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.

  • Article


  • Authors: Tràn, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng trong nghiên cứu tôn giáo, dựa trên các tài liệu dân tộc học được tác giả thu thập trong các năm 201...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.