Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 75 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội sớm chịu tác động từ đô thị hoá theo quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính và đô thị hoá, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp. Các thay đổi bao gồm: phương thức trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động săn bắn, hái lượm, nghề thủ công, hoạt động buôn bán. Nhìn chung sự thích ứng sinh kế của người Dao theo hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên cũng cần cảnh báo rằng, vì mải miết trên con đường mưu sinh, nguy cơ mai một và khó khăn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũng ngày càng trở nên hiện hữu.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2013)

  • Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Thực tế này thể hiện trên nhiều phương diện. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự phát triển này đã bộc lộ những vấn đề bất cập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp khắc phục. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững cho hoạt động đào tạo của ngành và nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo mới đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Liên kết là xu thế tất yếu, mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển vùng du lịch nói riêng. Trong đó hiệu quả du lịch và hoạt động của doanh nghiệp luôn được đánh giá cao và có vai trò quyết định đối với sự liên kết và phát triển du lịch. Đỉnh Yên Tử được coi là nóc nhà chung của 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Với đặc điểm tương đồng, cùng chứa đựng hệ thống các di sản liên quan đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hoá lịch sử và điều kiện tự nhiên, nếu giải quyết tốt bài toán liên kết cùng phát triển du lịch sẽ tạo nên sự đột biến, chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế của các địa phương cũng như du lịch. Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thố...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2019)

  • Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2019)

  • Hướng dẫn viên du lịch là một nhân tố rất quan trọng trong ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Hướng dẫn viên du lịch chính là người đại diện cho hình ảnh của một quốc qua, một đại sứ không chính thức của đất nước, người trao các dịch vụ du lịch trong chuyến tour đến du khách. Trong những năm gần đây, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở nước ta không ngừng tăng lên và có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên những hạn chế về chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới công tác đào tạo. Trên cơ sở các tiêu chí về hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao, soi chiếu vào thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp đào tạo hướng dẫn viên...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cẩm Bình (2013)

  • Giấu tin là phương pháp nhúng hoặc làm ẩn thông tin trong một đối tượng thông tin khác. Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả thiết thực trong các ngành như: công nghiệp phần mềm, âm nhạc, phim ảnh, sách báo... Bài viết sau đây chủ yếu tập trung vào vấn đề ứng dụng giấu tin trong cơ sở dữ liệu đa phương tiện, nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm văn hóa dạng kỹ thuật số như: bảo vệ bản quyền tác giả, phát hiện xuyên tạc thông tin, chống sao chép và bảo mật thông tin trên mạng internet nói riêng cũng như khi truyền thông tin nói chung.

  • Article


  • Authors: Trần, Mai Ước (2019)

  • Thích ứng với sự thay đổi và phát triển, ngày 19/7/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn về việc thay đổi nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị. Từ việc lột tả và phân tích những vấn đề liên quan đến những “điểm trội”, thách thức cơ bản khi thay đổi chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị theo chương trình mới, bài viết gợi mở các giải pháp hướng đến thúc đẩy và nâng cao việc giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.