Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1241-1250 of 1321 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Hương Thảo (2021)

  • Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này.

  • Article


  • Authors: Đặng, Văn Bài; Nguyễn, Viết Cường (2021)

  • Do đáp ứng được các tiêu chí xác định giá trị nổi bật toàn cầu của UNESCO nên Việt Nam hiện có sáu di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) được công nhận và vinh danh. Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các cam kết để có thể huy động mọi nguồn lực có thể của quốc gia để bảo vệ và phát huy giá trị DSVHTG trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để thực hiện tốt việc đó, Việt Nam cần phải hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các cơ quan quản lý Di sản thế giới cho tương thích với quy định của Công ước Di sản Thế giới với tinh thần: Di sản thế giới đồng thời cũng là di tích quốc gia đặc biệt và phải được bảo tồn bằng những cơ chế, chính sách đặc thù. Bên cạnh đó, cần tiếp cận DSVHTG dưới góc nhìn đô thị di sản/thành phố di sản với ý nghĩa bảo tồn phải phục vụ cho phát tri...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Phương Hậu (2021)

  • Ở Việt Nam, những năm gần đây, du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với khu vực miền núi phía Bắc, nơi có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất trong cả nước [2, tr.863], phát triển du lịch cộng đồng là một trong các giải pháp hữu hiệu góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng sống cho cộng đồng. Trên cơ sở phân tích vai trò của du lịch cộng đồng đối với việc xóa đói giảm nghèo, bài viết chỉ ra một số thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay, đồng thời khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của du lịch cộng đồng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững cho cộng đồng địa phương có tài ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2021)

  • Hoạt động quản lý điểm đến đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của tất cả các địa phương nơi có tài nguyên du lịch. Thông qua công tác quản lý điểm đến, an ninh, trật tự được thiết lập, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ sở cung ứng với các đơn vị kinh doanh du lịch. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa kết hợp với phỏng vấn sâu, bài viết làm rõ thực trạng hoạt động quản lý điểm đến tại làng cổ Đường Lâm, từ đó đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến Đường Lâm thân thiện, hấp dẫn với du khách.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trí Bền (2021)

  • Ở Việt Nam, V.Ia.Propp (1895 - 1970) đã được giới thiệu qua một số bài viết như: Hình thái học cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ, Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore và thực tại… Những năm qua, lý thuyết của V.Ia.Propp được chú trọng vận dụng trong nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng. Bài viết này đánh giá các công trình vận dụng lý thuyết của V.Ia.Propp trong nghiên cứu hình thái học cổ tích, gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ và các nghiên cứu về lễ hội nông nghiệp Nga để nghiên cứu văn học dân gian và văn hóa dân gian Việt Nam.Trên cơ sở ấy, đưa ra các khuyến nghị để phát triển việc ứng dụng lý thuyết của V.Ia.Propp, góp phần kỷ niệm quan hệ Nga - Việt trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thúy Quỳnh (2021)

  • “Sức mạnh mềm” là sức hấp dẫn, khả năng ảnh hưởng của một quốc gia tới các quốc gia khác thông qua sức lan tỏa của văn hóa. Nhiều quốc gia đã xây dựng và vận dụng thành công sức mạnh mềm nhằm thúc đẩy sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Với xu hướng đó, những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá văn hóa thông qua các hoạt động văn hóa tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh mềm của Việt Nam cần được phát triển và lan tỏa rộng hơn nữa, qua đó vừa thiết lập lá chắn từ xa bảo vệ nền văn hóa dân tộc, vừa giúp tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thu Nga (2021)

  • Các giá trị yêu nước, thân dân, trọng tài, khoan dung trong văn hóa chính trị đã tạo nên nguồn lực nội sinh vô giá để dân tộc ta sinh tồn và phát triển đồng thời làm cho sức mạnh Việt Nam có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân tộc cũng như nhân loại tiến bộ. Trong điều kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt, các giá trị đó được biểu hiện một cách độc đáo, bền vững so với các dân tộc khác và vì vậy, trở thành sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam, tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục với những nền văn hóa của dân tộc khác. Bài viết nhìn các giá trị văn hóa chính trị trong sự vận động hai chiều: hội tụ và lan tỏa sức mạnh mềm.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phương diện nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đào tạo của các trường đại học văn hóa...