Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1231-1240 of 1321 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Thùy Dương (2022)

  • Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều biện pháp quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện những luồng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là sức mạnh nội sinh, “sức mạnh mềm”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Hồng Liên (2022)

  • Nguyên phi Ỷ Lan là một người phụ nữ kiệt xuất trong lịch sử trung đại Việt Nam. Với những đóng góp quan trọng đối với triều đình và nước Đại Việt thời nhà Lý, bà được nhân dân tôn vinh, thờ cúng ở nhiều nơi vùng châu thổ Bắc Bộ. Bằng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong việc giải mã các đặc trưng trong tín ngưỡng thờ các vị thần có nguồn gốc hoàng tộc, bài viết làm rõ những đóng góp quan trọng của Nguyên phi Ỷ Lan khi ở địa vị cao trong chốn cung đình, cũng như sự “hóa thân” thành một Nữ thần hoàng tộc trong tín ngưỡng dân gian. Do đó, tục thờ Nguyên phi Ỷ Lan vừa mang những đặc điểm chung của tục thờ Nữ thần, vừa mang những đặc trưng riêng thể hiện rõ nét tính chất cung đình.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thủy; Lưu Thu Hương (2022)

  • Biển và đại dương là nền tảng của sự chuyển biến văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi thương mại, vận tải hàng hải, truyền bá tín ngưỡng và hình thành các nghi lễ tôn giáo. Sự tương tác giữa con người và môi trường biển tạo nên không gian sinh tồn và văn hóa biển, được lưu giữ trong gia phả các dòng tộc, gia đình, địa danh, các câu chuyện lịch sử, biểu hiện văn hóa, hệ thống tri thức biển... Tại Việt Nam, văn hóa biển đang tham gia mạnh mẽ và được coi là một trong những trụ cột chính cho việc phát triển du lịch biển. Theo đó, bài viết đi sâu phân tích vai trò, hiện trạng và giải pháp trong việc phát huy giá trị văn hóa biển vào khai thác ngành du lịch biển ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2022)

  • Tín ngưỡng dân gian có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của người Tà Ôi ở A Lưới, Thừa Thiên Huế. Với niềm tin đa thần cũng như quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng dân gian người Tà Ôi ở A Lưới rất đa dạng, phong phú, bao gồm loại hình thờ cúng lực lượng siêu nhiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng Totem (thờ động vật và thực vật), thờ thần bổn mệnh, thờ cúng tổ tiên và thần che chở cho gia đình. Qua các tín ngưỡng này, người Tà Ôi gửi gắm ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng. Các loại hình tín ngưỡng tồn tại lâu đời đã phần nào đáp ứng nhu cầu nhận thức, nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tinh thần của người Tà Ôi.

  • Article


  • Authors: Lê, Tuấn Dung (2022)

  • Năm 2005, Podcast được Từ điển tiếng Anh New Oxford American bình chọn là “Từ ngữ của năm” bởi tần suất tìm kiếm và mức độ phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nắm bắt xu hướng mới, các cơ quan báo chí truyền thông đã nhanh chóng ứng dụng Podcast trong sản xuất các sản phẩm báo chí. Trên thế giới, hiện có rất nhiều cơ quan báo chí lớn như The New York Times, NPR (Mỹ), The Guardian, BBC (Anh), Le Parisien, Les Echos (Pháp), ABC (Úc) đều tiên phong trong việc sở hữu hàng trăm kênh Podcast, thu hút hàng triệu lượt nghe và tải về mỗi ngày. Tại Việt Nam, các cơ quan báo chí lớn như Nhân dân, VOV, VTV, VnExpress... cũng đang nhanh chóng xây dựng và phát triển kênh Podcast đầy tiềm năng này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Miền tây Nghệ An là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm 2/3 cư dân với nhiều nét văn hóa tiêu biểu độc đáo, trong đó tục làm vía là một tín ngưỡng, tập tục có từ lâu đời và trở thành văn hóa tâm linh đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời và cộng động người Thái. Tục làm vía của người Thái ở Miền Tây Nghệ An có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Họ cầu mong các thần linh phù hộ cho con người lúc nào cũng gặp may, điềm lành, không làm cái ác, coi cái thiện là tiền đề của các thành viện trong gia đình khát vọng đạt được. Con người sống được là nhờ có vẳn/ khoẳn (linh hồn) ngụ trong thể xác. Con người khi chết linh hồn sẽ trở thành phi tổ tiên, những vị thần phúc hậu luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ cho cuộc sống c...

  • Article


  • Authors: Lê, Anh Tuấn (2021)

  • Trong văn hóa của dân tộc Katu, hình tượng con trâu rất phổ biến, nhưng quan trọng nhất, trâu được chọn là lễ vật cao quý nhất hiến tế dâng thần linh. Tập tục hiến sinh trâu là nghi lễ quy mô nhất, mang ý nghĩa cao nhất đối với người Katu trước đây cũng như hiện nay, mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa của cư dân bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, phản ánh một cách đầy đủ nhất những sắc thái văn hóa cộng đồng của một tộc người trong sự cộng hưởng về cầu phúc, cầu an, cầu mùa. Năm 1938, chuyên đề “Les chasseurs de sang” (Những kẻ săn máu) được nghiên cứu bởi L. Pichon, xuất bản trong tập san “Hội những người bạn Cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Hué - BAVH) giúp chúng ta có được những hiểu biết rõ hơn về nghi lễ hiến sinh này ở dân tộc Katu.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu (2021)

  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác văn hoá, văn nghệ đã đóng vai trò hỗ trợ đắc lực, không chỉ ở hậu phương mà cả ở tiền tuyến. Các văn nghệ sĩ không chỉ tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong chiến trường, họ còn truyền dạy, bổ túc, gây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ cho chính những người chiến sĩ và thanh niên trong các đơn vị quân đội, đội dân công. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ của các văn nghệ sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho cuộc sống gian khổ, cam go nơi chiến trường trở nên vui tươi, đầy sức sống, các chiến sĩ bộ đội và dân công thêm tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta không chỉ chiến thắng trên mặt trận quân sự, mà chiến thắng cả trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà My (2021)

  • Với lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường.