Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1181-1190 of 1321 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Vũ Thị Cẩm Thanh (2022)

  • Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò, đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thanh niên được xác định là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2030 và nhiều chính sách khác nhằm bồi dưỡng, phát huy vai trò tiên phong của thanh niên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên. Trong thời gian qua, quá trình xã hội hóa công tác thanh niên, xây dựng văn hóa chính trị trong thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi, tạo môi trường thích hợp để bồi dưỡng và phát huy năng lực, sức trẻ, tinh thần sáng tạo của thanh niên. Bài viết nhằm đánh gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2022)

  • Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ là hai thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc của một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Hai thể loại này được chính người dân địa phương sáng tạo, trao truyền cho các thế hệ sau và bồi đắp không ngừng trong lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt tinh thần của đồng bào ở đây. Nghiên cứu để bảo tồn, phát huy Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ nằm trong định hướng, chiến lược phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên ngành âm nhạc học và nhân học văn hóa, bài viết trình bày diện mạo của Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ, rút ra những giá trị độc đáo góp phần tôn vinh hai thể loại âm nhạc dân gian có tiềm năng rất lớn để đưa vào...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2022)

  • Pà Thẻn là một tộc người thiểu số còn lưu giữ khá nhiều truyền thống văn hoá, tín ngưỡng độc đáo. Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một nghi lễ mang tính chất tâm linh đã tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mô tả, khảo cứu lễ nhảy lửa từ góc độ nghi lễ hoặc trong tương quan với các nghi lễ nhảy lửa của các đồng bào thiểu số khác. Và hầu như chưa tiếp cận nghi lễ nhảy lửa từ phía chủ thể văn hoá - người sáng tạo và thực hành nghi lễ như các thầy cúng/thầy Shaman, người tham gia nhảy lửa và từ phía cộng đồng tham dự nghi lễ. Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn, điền dã dân tộc học, căn cứ vào tư liệu thu thập được từ thực địa tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, bài viết này phân tích, đối chiếu nghi lễ nhảy lửa của n...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Quỳnh Lưu (2022)

  • Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là các lưu dân đến từ nhiều nơi khác nhau. Trong quá trình định cư, những cư dân này đã tận dụng môi trường biển nhiều tài nguyên để tạo nên những ngành nghề kinh tế gắn với biển như đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối, khai thác khoáng sản… Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa môi trường và nghề kiếm sống ven biển của cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xem xét sự thích nghi và lối ứng xử với biển của cư dân nơi đây bằng cách tiếp cận lý thuyết sinh thái học văn hóa theo quan điểm của Julian Haynes Stewward (1938).

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Phương Hậu; Thành, Thu Trang (2022)

  • Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía đông bắc của Tổ quốc, có vị thế địa chính trị rất quan trọng. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn đã là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng phát triển kinh tế, là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày nay, vùng thương cảng Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đông bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn hoá đặc trưng của vùng thương cảng Vân Đồn dần hình thành, trong đó có văn hóa sinh kế. Trên cơ sở làm rõ nội dung, đặc điểm của văn hóa sinh kế cư dân vùng thương cảng Vân Đồn, bài viết phân tích giá trị, tác động của văn hóa sinh kế đó trong đời sống văn hóa nói chung của cư...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh, hay nặng hơn là trầm cảm… Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề hình thành thái độ, hành vi tích cực.

  • Article


  • Authors: Lê, Văn Minh (2022)

  • Chiềng Ngần là vùng đất có cộng đồng người Thái Đen sinh sống, lưu giữ nhiều nét độc đáo trong văn hóa dân gian. Trong đó, nghề rèn truyền thống không chỉ cung cấp dụng cụ phục vụ lao động sản xuất, mà còn gắn bó với tín ngưỡng trong vùng. Hiện nay, các giá trị văn hóa liên quan đến sản phẩm của nghề (con dao) rất đa dạng và phong phú. Bài viết này phân tích giá trị của con dao (mạ mịt) trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Thái, qua đó mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Mỹ Nhị (2022)

  • Nền văn hóa bản địa và lâu đời của người Java đã ảnh hưởng đến hầu hết đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của Indonesia. Bài viết này tập trung làm rõ đặc điểm văn hóa của người Java, cũng như làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Java đối với hệ thống chính trị ở Indonesia, như hành vi của giới lãnh đạo, chính sách đối ngoại, sự phát triển tôn giáo, các hoạt động quân sự và các đảng phái chính trị. Trên cơ sở này, bài viết đánh giá những tiến bộ và bất lợi của hệ thống chính trị dưới ảnh hưởng của văn hóa Java dưới thời tổng thống Indonesia đương nhiệm và dự báo sự lan tỏa của văn hóa Java trong chính trị trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Anh (2021)

  • Làng Việt có một vị trí quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, ngày nay, nhịp sống đô thị đang xâm nhập vào từng ngõ ngách của làng quê Việt Nam, không gian truyền thống của nhiều làng quê bị phá vỡ, nền tảng và thiết chế văn hóa xưa giờ cũng đã đổi thay. Ngược lại, xã hội càng phát triển, khách du lịch càng có nhu cầu tìm về những giá trị truyền thống cội nguồn. Làng cổ Đường Lâm là làng Việt cổ duy nhất ở đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được nhiều đặc trưng văn hóa của một làng Việt truyền thống, là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch ở làng cổ Đường Lâm hiện nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2021)

  • Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa, văn học Việt Nam đã trải qua những thời kỳ giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu văn hóa, văn học Ấn Độ. Đối với thể loại truyện cổ tích, dấu ấn của sự tiếp thu thể hiện khá rõ nét trong những truyện cổ tích thuộc tiểu loại thần kỳ. Trên cơ sở khảo sát 131 truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam và Ấn Độ thuộc type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành và nhóm type Người tốt bụng được ban thưởng, kẻ xấu bụng bị trừng phạt, bài viết làm rõ sự tương đồng trong truyện cổ tích thần kỳ hai nước đồng thời lý giải nguyên nhân của sự tương đồng ấy.