Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1151-1160 of 1321 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huyền Vân (2021)

  • Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh. Với cộng đồng dân cư đa dân tộc, còn đậm nét văn hóa truyền thống, cùng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, đồng thời chỉ ra những cơ hội, thách thức mà địa phương có thể đối mặt khi phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới. Từ đó, bài viết đưa ra một số định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng, mô hình sản phẩm, thị trường,… cho địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, đảm bảo an toàn an ninh biên giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thúy Hằng (2021)

  • Ẩm thực là một trong những vấn đề bao trùm toàn nhân loại và luôn mang tính thời sự. Ẩm thực cũng là một trong những giá trị bất biến, giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, nó mang những tiêu chí mà từ đó có thể nhận diện đặc trưng khu biệt của từng cộng đồng dân cư khác nhau; dưới góc độ văn hoá, ẩm thực là một biểu hiện của bản sắc văn hóa. Ẩm thực Hà Nội là sự hội tụ, kết tinh những tinh hoa của mảnh đất ngàn năm văn vật. Trong bối cảnh mở rộng giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế, ẩm thực Hà Nội ngày càng phát triển và đa dạng. Ẩm thực Hà Nội ngày nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vẫn giữ được những nét riêng độc đáo, trong khi vẫn tiếp nhận được vô vàn giá trị văn hóa ẩm thực Đông Tây

  • Article


  • Authors: Nam Jangyeop (2021)

  • Với nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa, từ nửa sau thế kỷ XX, Việt Nam và Hàn Quốc đã trải qua một quá trình gian khổ và lâu dài nhằm thiết lập hòa bình, hiện đại hóa quốc gia, hội nhập với thế giới bên ngoài và đã giành được những thành tựu to lớn. Ngoại giao văn hóa được xem là một nhân tố quan trọng giúp Việt Nam và Hàn Quốc hiện đại hóa và hội nhập thành công. Bài viết so sánh chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020 trên các phương diện bối cảnh, nội dung và cách thức thực hiện. Việc so sánh không chỉ cho thấy những tương đồng và khác biệt về chính sách ngoại giao văn hóa của hai nước, mà còn có thể mang lại những bài học kinh nghiệm cho phía Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Nguyễn, Thanh Xuân (2021)

  • Hành vi lệch chuẩn (HVLC) là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, bắt nguồn từ sự tiếp thu ồ ạt, không chọn lọc những luồng văn hóa mới của một bộ phận thanh thiếu niên. Trong những năm gần đây, khi nói đến lứa tuổi học sinh trung học, dư luận nói rất nhiều đến: bạo lực học đường, quan hệ tình dục sớm, vi phạm pháp luật, nghiện game/internet... Môi trường giáo dục Hà Nội trong vài năm gần đây cũng xuất hiện những hiện tượng đáng báo động liên quan đến hành vi lệch chuẩn của học sinh. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các giải pháp giáo dục, điều chỉnh HVLC cho học sinh ở các góc độ tâm lý học, giáo dục học… Bài viết này làm rõ thực trạng lệch chuẩn trong hành vi của học sinh Hà Nội hiện nay, từ đó, đưa ra các giải pháp giáo dục, điều chỉnh HVLC cho học sinh dưới góc nhìn văn hóa học.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2020)

  • Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2021)

  • Các khu chung cư cũ ở Hà Nội được biết đến với tên gọi phổ biến như nhà tập thể cũ, khu tập thể, khu tập thể cũ… hình thành từ những năm 1960 của thế kỷ XX như một biểu tượng của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Những công trình này còn được coi là đặc trưng của lối sống thời bao cấp tại Hà Nội, hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Trên cơ sở điền dã tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, bài viết này chỉ ra rằng, sự hình thành của kinh tế thị trường, quan niệm về sở hữu tư nhân… đã làm thay đổi lối sống ở khu tập thể. Ở đó, quá trình chuyển đổi các không gian công thành không gian tư, thay đổi mô hình gia đình là đặc điểm của lối sống trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toàn (2021)

  • Trong hơn 60 năm qua, các cơ sở đào tạo bảo tàng đã cung cấp hàng ngàn cử nhân bảo tàng cho đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực bảo tàng Việt Nam đã bộc lộ hạn chế, bất cập, sinh viên ra trường khó tìm được việc làm, hoặc làm không đúng chuyên ngành đào tạo, nguồn nhân lực bảo tàng không thích ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Bài viết này luận bàn về “mô hình liên kết đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bảo tàng ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2021)

  • Gia đình là một yếu tố luôn vận động và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử có tác dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Do vậy, tìm hiểu về các hình thức phát triển của gia đình cũng phần nào cho thấy lịch sử phát triển của xã hội và ngược lại. Vậy nên, nghiên cứu di sản của các nhà kinh điển về gia đình là điều cần thiết và góp phần hoàn chỉnh hơn cơ sở lý luận cho vấn đề này ở Việt Nam và cũng để tiếp tục hoàn thiện mô hình gia đình văn hóa Việt Nam hiện đại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Phòng (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm có ý nghĩa.

  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.