Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 221-230 of 235 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Trần Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện nay còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi "Cò ke ôống kháo". Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân "Cò ke ôống kháo" thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều những biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Dương,Hà My (2016)

  • Với chức năng bảo tồn,trao truyền, giáo dục các giá trị văn hóa và tri thức, tạo ra không gian văn hóa để cộng đồng sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, các thiết chế văn hóa ( cả truyền thống và hiện đại) có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những điểm khác nhau song các thiết chế văn hóa này vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Các thiết chế văn hóa truyền thống mà ta hay nhắc tới là những ngôi đình,ngôi chùa từ bao đời đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Việt Nam, và với tỉnh Bắc Giang cũng không ngoại lệ. Với hơn 2000 di tích trong toàn tỉnh, trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều đình, chùa nổi tiếng, trở thành niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang, các di tích-thiết chế văn hóa truyền thống này vẫn không ngừng phát huy giá trị, góp ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Lý Nam Đế là một bậc anh hùng hào kiệt , người có công đánh đuổi giặc Lương , vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI . Hiện nay , ông được thờ phụng ở khá nhiều nơi , trong đó tập trung tại các tỉnh Thái Nguyên , Thái Bình và Hà Nội . Riêng ở Thái Bình , mật độ di tích được phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Thư , Thái Thụy , Hưng Hà với sự đa dạng về loại hình và sắc thải tín ngưỡng . Trên cơ sở tư liệu khảo sát , điền dã , bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình , bước đầu chỉ ra đặc điểm , diện mạo và quy mô điện thờ , góp phần làm rõ thêm Vị trí , vai trò của ông trong văn hóa của người dân nơi đây .

  • Article


  • Authors: Ngô, Ánh Hồng (2015)

  • Festival du lịch quốc tế Hà Nội là một hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa với các Festival quốc tế, trong đó có Festival du lịch quốc tế Bắc Kinh, Thượng Hải. Festival du lịch quốc tế Hà Nội do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các đơn vị trong ngành du lịch đứng ra tổ chức nhằm khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hía xã hội của thủ đô và đất nước qua con đường du lịch. Do tính chất giao lưu tiếp biến văn hóa nên Festival du lịch quốc tế Hà Nội có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với Festival du lịch quốc tế Bắc Kinh, Thượng Hải.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2015)

  • Giá trị nhận thức của múa rối nước Việt Nam được thể hiện qua nhiều phương diện. Múa rối nước gắn liền với hội làng, cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống bình dị ở làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Múa rối nước thể hiện khát vọng của con người vươn tới ấm no, hạnh phúc. Trong múa rối nước còn ẩn sâu một triết lý về sự cân bằng âm dương, ngũ hành của văn hóa phương Đông. Múa rối nước còn thể hiện sinh động tính cộng đồng - một đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Bài viết viết về những con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Cho tới ngày nay, con người đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.