Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 201-210 of 235 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2022)

  • Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế phổ biến trên thế giới; hiện nay, mô hình bảo tàng - cộng đồng - du lịch đang ngày càng được nhân rộng. Thực chất của mô hình này đó là bảo tàng và cộng đồng cùng hợp tác nhằm tăng tính “đàn hồi” của di sản văn hóa, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng được cải thiện nhiều hơn về kinh tế, thấy được vai trò của chính mình, thêm tự hào và quan tâm hơn đến việc bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Du lịch khai thác tài nguyên văn hóa hợp lý, hướng tới phát triển bền vững là kết quả hợp tác giữa bảo tàng và cộng đồng. Tuy nhiên, khi du lịch di sản văn hóa phát triển quá mạnh sẽ tạo nhiều áp lực tới việc bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự đồng thuậ...

  • Article


  • Authors: Võ, Thị Ngọc Anh (2022)

  • Thổ cẩm của mỗi dân tộc thiểu số tại Việt Nam có những nét đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần và lối sống của mỗi tộc người. Trong đó, thổ cẩm của dân tộc H’mông là một trong những loại vải thổ cẩm có màu sắc phong phú, đẹp mắt và được nhiều người yêu thích nhất trong số các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thông qua việc ứng dụng chất liệu thổ cẩm dân tộc H’mông trong thiết kế Áo dài hiện đại, một mặt góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, mặt khác vẫn mang tính ứng dụng hiện đại trong thiết kế thời trang. Sự kết hợp đó như một sợi dây vô hình kết nối văn hóa miền xuôi với miền ngược, đưa bản sắc văn hóa vào nhịp sống hiện đại, tạo nên những thiết kế Áo dài tân thời, nhưng vẫn mang những nét đặc trưng truyền thống nổi bật....

  • Article


  • Authors: Phạm, Lan Oanh; Đặng, Hoài Thu (2022)

  • Nghệ thuật biểu diễn dân gian là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật biểu diễn dân gian ở các nhóm cộng đồng/dân tộc là không đồng đều. Điều đó dẫn đến một hệ quả là, có những di sản tương tự nhau nhưng mức độ diễn xướng/trình diễn/thực hành lại khác nhau. Từ di sản “múa sư tử mèo” của đồng bào Tày và Nùng ở tỉnh Lạng Sơn đã được ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chúng tôi muốn bàn thêm về giá trị của di sản “múa sư tử mèo” và khái niệm diễn xướng, trò diễn, trình diễn dân gian.

  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Thương (2022)

  • Môi trường văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó môi trường văn hóa lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, đóng vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Hiện nay, lễ hội truyền thống được coi là nguồn lực, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch đã có tác động đến môi trường văn hóa lễ hội truyền thống cả mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc đánh giá, nhìn nhận thực trạng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống trong bối cảnh phát triển du lịch một cách khách quan là cần thiết, để có các giải pháp phát triển hài hoà giữa du lịch và lễ hội truyền thống, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội truyền thống lành mạnh, văn minh nhưng vẫn giữ gìn được những gi...

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu (2021)

  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác văn hoá, văn nghệ đã đóng vai trò hỗ trợ đắc lực, không chỉ ở hậu phương mà cả ở tiền tuyến. Các văn nghệ sĩ không chỉ tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong chiến trường, họ còn truyền dạy, bổ túc, gây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ cho chính những người chiến sĩ và thanh niên trong các đơn vị quân đội, đội dân công. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ của các văn nghệ sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho cuộc sống gian khổ, cam go nơi chiến trường trở nên vui tươi, đầy sức sống, các chiến sĩ bộ đội và dân công thêm tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta không chỉ chiến thắng trên mặt trận quân sự, mà chiến thắng cả trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2022)

  • Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thế kỷ VI TCN, được du nhập và phát triển ở Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Đến thế kỷ XV, nó đã có vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với quá trình khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi của cha ông, sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam diễn ra không đồng nhất. Đối với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bắc Bộ và Trung Bộ, thì Nho giáo đã có sự ảnh hưởng sâu đậm cả nghìn năm lịch sử, nhưng với vùng đất Nam Bộ thì sự ảnh hưởng đó mới chỉ có khoảng hơn 300 năm. Do đó, ngoài những nét tương đồng thì vai trò và sự ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Nam Bộ có những điểm ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2022)

  • Pà Thẻn là một tộc người thiểu số còn lưu giữ khá nhiều truyền thống văn hoá, tín ngưỡng độc đáo. Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một nghi lễ mang tính chất tâm linh đã tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mô tả, khảo cứu lễ nhảy lửa từ góc độ nghi lễ hoặc trong tương quan với các nghi lễ nhảy lửa của các đồng bào thiểu số khác. Và hầu như chưa tiếp cận nghi lễ nhảy lửa từ phía chủ thể văn hoá - người sáng tạo và thực hành nghi lễ như các thầy cúng/thầy Shaman, người tham gia nhảy lửa và từ phía cộng đồng tham dự nghi lễ. Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn, điền dã dân tộc học, căn cứ vào tư liệu thu thập được từ thực địa tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, bài viết này phân tích, đối chiếu nghi lễ nhảy lửa của n...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh, hay nặng hơn là trầm cảm… Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề hình thành thái độ, hành vi tích cực.