Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 161-170 of 235 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với ...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2019)

  • Người Bố Y là một tộc ít người ở Việt Nam, bao gồm hai nhóm: Một nhóm ở Hà Giang và một nhóm ở Lào Cai. Tuy ít người, nhưng bằng những cách thức tự làm, họ vẫn giữ được một số nét bản sắc văn hóa cho đến ngày nay. Qua nghiên cứu thực tiễn tại cộng đồng người Bố Y ở cả Hà Giang và Lào Cai, bài viết trình bày những phương thức riêng mà người Bố Y đã sử dụng để gìn giữ và phát huy thành công một số khía cạnh văn hóa cổ truyền trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người lân cận. Bài viết cung cấp một cái nhìn đúng đắn về sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa người Bố Y, khác với nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu cho rằng sớm muộn văn hóa Bố Y cũng bị hòa tan vào văn hóa chung trong khu vực.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2019)

  • Con gà đẻ trứng vàng là một cách nói ví von về sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để đặc tính con gà đẻ trứng vàng mang lại hiệu quả cao cho ngành Du lịch Việt Nam thì cần phải hướng du lịch Việt Nam đến sự phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là cần tiến hành khai thác, phát huy các nguồn tài nguyên du lịch một cách có kế hoạch, song song với việc bảo vệ, khôi phục chúng. Đồng thời cần phát triển nguồn nhân lực du lịch có trình độ và năng lực chuyên môn cao, có đủ điều kiện thuận lợi để cống hiến cho sự nghiệp phát triển du lịch. Với những gì hiện có, cộng với mục tiêu phát triển bền vững và những chiến lược hiệu quả cụ thể, Việt Nam có quyền hy vọng sẽ sớm trở thành trung tâm du lịch quan trọng trong khu vực, đủ sức gây ấn tượng trên khắp thế giới vì một Việt Nam phát tr...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến; Đỗ, Trần Phương (2019)

  • Du lịch cộng đồng hiện nay đang được xem là xu hướng của phát triển du lịch bền vững, là một phương thức phát triển du lịch rất hiệu quả, nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Trên cả nước có rất nhiều địa phương đã áp dụng thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm - một di sản cấp quốc gia đặc biệt và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng để du lịch Đường Lâm phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.

  • Article


  • Authors: Bùi, Hữu Tiến; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia ...

  • Article


  • Authors: Dương, Thị Thùy Vân; Nguyễn, Văn Quảng (2019)

  • Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này

  • Article


  • Authors: Trình, Năng Chung (2019)

  • Là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đông Sơn, di sản văn hóa khảo cổ học tỉnh Hòa Bình nổi bật với ba loại hình tiêu biểu: Văn hóa Hòa Bình; trống đồng (trống Đông Sơn, trống Mường) và mộ Mường. Đến nay, Hòa Bình là địa phương phát hiện nhiều di tích văn hóa Hòa Bình nhất với hơn 70 địa điểm. Số lượng phong phú các di tích, di vật văn hóa Hòa Bình phát hiện được khẳng định rằng tỉnh Hòa Bình là quê hương của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng này. Hòa Bình cũng là địa phương phát hiện được nhiều trống đồng cổ với hơn 70 trống, trong đó 10 trống Đông Sơn (trống loại I Heger) và hơn 60 trống Mường (trống loại II Heger). Nghiên cứu cho thấy có sự kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn sang trống Mường ở Hoà Bình, trống Mường là...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Doãn Minh (2019)

  • Sắc phong thần là văn bản của triều đình ban phong cho các vị thần được thờ trong đình làng nói riêng, cũng như các đối tượng thờ trong những không gian tín ngưỡng khác như đền, miếu, am phủ,… nói chung. Trong văn bản học, một đạo sắc phong có giá trị nghiên cứu nhiều mặt. Nếu nội dung sắc phong phản ánh công trạng, những mỹ tự ban phong, đồng thời cho thấy ý nghĩa cùng thời gian ra đời văn bản, thì hình thức sắc phong, bao gồm các đồ án hoa văn, thể thức văn bản, chất liệu, màu sắc, mang đến những cảm nhận thẩm mỹ. Trong một chừng mực nhất định, những giá trị thẩm mỹ lưu giữ trên những đạo sắc còn phản ánh những đặc trưng, phong cách của thời đại. Nghiên cứu hình thức văn bản, trọng tâm là đồ án hoa văn trên ba đạo sắc phong có niên hiệu Hồng Đức và so sánh với đồ án trên các loại ...